Hội thảo GRS 2019 – Nơi quy tụ những báo cáo chất lượng về nghiên cứu ngoại ngữ

 Hội thảo quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh – GRS là hội thảo thường niên được Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhằm mở rộng môi trường nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu cho học viên và nghiên cứu sinh. Hội thảo năm 2019 sẽ diễn ra vào ngày 26/10/2019 tại hội trường Vũ Đình Liên hứa hẹn có nhiều báo cáo đặc sắc của các học giả trong và ngoài nước.

Hiện nay có rất ít các hội thảo nghiên cứu khoa học dành riêng cho học viên và nghiên cứu sinh, trong khi đó nhu cầu được trình bày, báo cáo các kết quả nghiên cứu trong quá trình học tập của họ là rất lớn. Việc tổ chức Hội thảo sẽ mở rộng cơ hội cho người học trong việc báo cáo và chia sẻ kết quả nghiên cứu quả mình. Bởi vậy, kể từ khi bắt đầu tổ chức vào năm 2017, GRS đã luôn nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu học thuật, giáo viên, học viên chuyên ngành ngoại ngữ.

Hội thảo GRS 2018

Sau khi được nâng tầm từ hội thảo quốc gia lên hội thảo quốc tế từ năm ngoái, Nhà trường đã mời nhiều học giả quốc tế tham gia viết bài và báo cáo tại hội thảo. Ban biên tập đã chọn lọc được 80 bài viết đến từ các tác giả trong và ngoài nước để trình bày tại hội thảo.

Nghiên cứu trên 6 ngôn ngữ là Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Đức, các báo cáo tập trung vào nhiều chủ đề như:

– Ngôn ngữ học: Ngữ âm và âm vị học, các đường hướng nghiên cứu ngữ pháp (Ngữ pháp chức năng, Ngữ pháp biến đổi-tạo sinh, Ngữ pháp kết cấu..), Từ vựng học, Ngữ nghĩa học, Phong các học, Tu từ học, Phân tích diễn ngôn, Phân tích diễn ngôn phê phán, Phân tích hội thoại, Dụng học, Dụng học giao văn hóa, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ học đối chiếu…

– Giáo dục ngoại ngữ: Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, Tâm lý học giảng dạy ngoại ngữ, Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, Lý thuyết về quá trình học, Giáo dục song ngữ, Phát triển chương trình và tài liệu dạy học, Kiểm tra đánh giá, Kỹ thuật và công nghệ trong dạy-học ngoại ngữ, Chính sách ngôn ngữ và việc thực hiện chính sách ngôn ngữ, Giảng dạy ngoại ngữ tích hợp với nội dung chuyên ngành, tiếng Anh toàn cầu, Văn học trong dạy-học ngoại ngữ, …

– Các lĩnh vực liên ngành: Quốc tế học, Khu vực học, Hoa kỳ học, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ văn hóa và xã hội, Ngôn ngữ văn học, Giao tiếp liên văn hóa, Nghiên cứu dịch thuật, Ngôn ngữ và truyền thông, …

Đặc biệt, bên cạnh các báo cáo trong ĐHNN, hội thảo thu hút 12 bài báo cáo đến từ các tác giả nước ngoài (ĐH Monash; ĐH Vân Nam, Trung Quốc; ĐH Gezira, Sudan) và các tác giả ngoài trường (Viện Văn hóa Pháp, ĐH KHXH và Nhân văn, ĐHNN – ĐH Huế, ĐH Tài nguyên và Môi trường, ĐH Mở HN, ĐH Sư phạm HN, Viện Hàn lâm KHXH).

Hội thảo có 6 báo cáo chính được trình bày tại phiên toàn thể, bao gồm:

1.Raqib Chowdhury: Towards an Equitable Model of Teaching – Putting Differentiated Instruction into Practice in Vietnam (Đọc thêm thông tin về diễn giả tại đây)

2.Natalia Kraevskaia: Linguistics and a transdisciplinary perspective (Đọc thêm thông tin về diễn giả tại đây)

3.Rosemary Orlando: English as a Medium of Instruction in Classrooms in Vietnam: Key Issues, Questions, Challenges, and Suggestions Moving Forward (Đọc thêm thông tin về diễn giả tại đây)

4.Rik De Busser: Bias in linguistic description: Ideals and reality (Đọc thêm thông tin về diễn giả tại đây)

5.Nguyen Van Khang: Contrastive Linguistics Revisited (Đọc thêm thông tin về diễn giả tại đây)

6.Le Van Canh: The emotional turn in second language learning, teaching and research: What positive psychology offers (Đọc thêm thông tin về diễn giả tại đây)

Những phiên báo cáo tại các tiểu ban sau đó là cơ hội là dịp để các học viên cao học và nghiên cứu sinh trình bày nghiên cứu của mình và thảo luận về các chủ đề với các đại biểu quan tâm.

 

Bên cạnh hội thảo, Nhà trường cũng tổ chức các buổi chuyên đề học thuật dành cho học viên và nghiên cứu sinh ngành tiếng Anh do GS. Raqib Chowdhury và GS. Rik De Busser là diễn giả. Đây là cơ hội cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng của mình thông qua phần trình bày, trao đổi với các học giả quốc tế.

Nhà trường xin mời các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các khán giả quan tâm đến tham dự hội thảo GRS lần thứ 3. Đây sẽ là một diễn đàn trao đổi học thuật giá trị, giúp các tác giả có cơ hội tiếp cận với những vấn đề mới trong nghiên cứu ngoại ngữ.