Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Phương Mai chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2013

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Phương Mai chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2013, cụ thể như sau:

Tên đề tài: A cross-cultural pragmatic analysis of commercial advertisements in American and Vietnamese magazines (Nghiên cứu dụng học giao văn hóa về quảng cáo thương mại trên tạp chí Mĩ và Việt)

Người thực hiện: Đỗ Thị Phương Mai

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh;  Mã số: 9220201

Khóa: QH.2013

Cán bộ hướng dẫn: GS. Nguyễn Quang

Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời gian : 14h00 thứ , ngày 23 tháng 01 năm 2019.

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Đỗ Thị Phương Mai
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 05/03/1985
  4. Nơi sinh: Hà Nội
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2009/ ĐHNN của ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2013
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
  7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu dụng học giao văn hóa về quảng cáo thương mại trên tạp chí Mĩ và Việt
  8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
  1. Mã số: 9220201
  2. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Quang

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu cho thấy các ưu tiên trong việc sử dụng các chiến lược lịch sự tích cực trong cả quảng cáo Mĩ và Việt. Ngoài ra, Hiệu quả, Đặc biệt và Hiện đại là ba thỉnh đồng quảng cáo phổ biến nhất trong các quảng cáo được chọn. Một điểm tương đồng khác giữa quảng cáo trên tạp chí Mĩ và Việt là sự kết hợp các chiến lược lịch sự tích cực vào thỉnh đồng Hấp dẫn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định sự khác nhau trong việc ưu tiên sử dụng các chiến lược lịch sự và thỉnh đồng quảng cáo giữa hai nền văn hóa này. Đồng thời, một số chiến lược lịch sự và thỉnh đồng quảng cáo trong quảng cáo của Mĩ cũng được thể hiện khác với quảng cáo của Việt Nam. Do đó, những phát hiện của nghiên cứu cho thấy để đạt được mục tiêu của các quảng cáo, các chiến lược quảng cáo thích hợp cần được sử dụng.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu cho thấy rằng lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson và thỉnh đồng quảng cáo của Pollay khi được sử dụng trong nghiên cứu thì nên được điều chỉnh hoặc thử nghiệm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ mạnh mẽ giữa các chiến lược lịch sự và thỉnh đồng quảng cáo. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đóng góp cho sự phát triển của các nghiên cứu dụng học và giao văn hóa.

Về mặt phương pháp, dụng học giao văn hóa là một cách tiếp cận có thể nghiên cứu sự hiểu biết của con người và các hành động ngôn ngữ của họ trong ngữ cảnh. Ngoài ra, phân tích nội dung, kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, rất hữu ích và phù hợp nhất với các mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra.

Về mặt thực tiễn, các nhà quảng cáo nên nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược lịch sự và thỉnh đồng quảng cáo trong quảng cáo. Hơn nữa, để hướng tới người tiêu dùng, nhà quảng cáo nên nhận thức được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia. Do đó, họ nên lựa chọn các chiến lược lịch sự cũng như các thỉnh đồng quảng cáo hoặc kết hợp hai phương pháp này để đảm bảo rằng quảng cáo của họ có sức thuyết phục và phù hợp với khách hàng của họ.

Về mặt giáo dục, những hướng dẫn về thực hành văn hóa và phân tích nội dung đa văn hóa nên được đưa vào chương trình đại học. Hơn nữa, những phát hiện của nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường học và các tổ chức giáo dục khác trong việc thiết lập các chương trình giáo dục của họ về các chiến lược quảng cáo, lịch sự và thỉnh đồng quảng cáo. Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về sự khác biệt về văn hóa.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu tính liên tục về mặt thời gian và sự phát triển của việc sử dụng ngôn ngữ trong quảng cáo thương mại trên tạp chí.

Nghiên cứu về quảng cáo thương mại trên TV hoặc trên mạng internet.

Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược lịch sự và thỉnh đồng quảng cáo cho các loại sản phẩm hoặc nhóm người tiêu dùng khác nhau.

Nghiên cứu về các chiến thuật lịch sự và các thỉnh đồng quảng cáo trong quảng cáo thương mại trên tạp chí thể hiện qua các yếu tố phi ngôn từ.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Đỗ Thị Phương Mai (2016), “Nghiên cứu dụng học giao văn hóa về quảng cáo trên tạp chí Mĩ và Việt”, Tạp chí KH trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Số 61, (12), tr.48-55
  2. Đỗ Thị Phương Mai (2017), “Các chiến lược lịch sự trong quảng cáo trên tạp chí Mĩ”, Kỉ yếu hội thảo Khoa học Quốc Gia dành cho Học viên cao học và NCS lần thứ nhất, tr.393-8.

Thông tin luận án (tiếng Việt và tiếng Anh), vui lòng xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!