Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Đức

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Đức của 2 học viên như sau

Đề tài 1:

Thời gian: 08 giờ 00 phút, thứ 5 ngày 24 tháng 5 năm 2018

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

  1. Họ và tên học viên: NGUYỄN HUYỀN TRANG 2. Giới tính: Nữ
  2. Ngày sinh: 18.08.1992                                      4. Nơi sinh: Hà Nội
  3. Quyết định công nhận học viên số: 2023/ QĐ-ĐHNN, ngày 16 tháng 12 năm 2015
  4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
  5. Tên đề tài luận văn:

Tiếng Đức: Zur Äquivalenzproblematik am Beispiel einer literarischen Übersetzung vom Deutschen ins Vietnamesische

Tiếng Việt: Tương đương trong dịch thuật văn bản văn học từ tiếng Đức sang tiếng Việt

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Đức 9. Mã số: 8220205.01
  2. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀI ÂN
  3. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Mặc dù có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về tương đương trong dịch thuật nhưng định nghĩa của Koller được sử dụng rộng rãi nhất. Lý do: phân loại rõ ràng gồm 5 loại: tương đương biểu vật, tương đương biểu cảm, tương đương ngữ dụng, tương đương quy chuẩn văn bản và tương đương hình thức. Tương đương biểu vật chủ yếu xuất hiện trong các văn bản thông tin, dưới hình thức từ đối từ. Tương đương biểu cảm thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá và xuất hiện nhiều trong các văn bản văn học. Tương đương quy chuẩn văn bản thay đổi dựa vào tùy loại văn bản gốc, xét về thể loại, tác giả, người đọc/ nghe, cấu trúc văn bản, chức năng, các ngôn ngữ đặc trưng cho thể loại văn bản đó. Tương đương hình thức nhằm tạo ra hiệu ứng tương tự giữa văn bản nguồn và văn bản đích, thường xuất hiện trong 2 hình thức là ẩn dụ và chơi chữ. Tương đương ngữ dụng là loại tương đương hướng tới người đọc/ nghe bản dịch.

Lê Quang là tác giả có rất nhiều năm kinh nghiệm về dịch thuật các văn bản văn học. Thay vì dịch từ đối từ, Lê Quang chọn cách dùng từ ngữ của chính mình kèm theo những yếu tố văn hóa phù hợp để diễn đạt thông điệp mà tác giả văn bản muốn truyền đạt. Đọc bản dịch của Lê Quang, ta vừa cảm giác như đang đọc chính một câu chuyện do anh tự viết ra, rất tự nhiên và dễ chịu nhưng đồng thời nó cũng vừa đem tới cho ta những trải nghiệm mới của thế giới nguồn đầy thú vị. Lê Quang chọn cho mình sự linh hoạt trong dịch thuật hay vì gò bó với những quy tắc và lý thuyết cứng nhắc. Dịch giả không chỉ tôn trọng sự riêng biệt và độc đáo trong chất văn của tác giả mà còn cố gắng đem đến cho độc giả Việt một văn bản ‘nghe thật tự nhiên’. Kinh nghiệm và quá trình sinh sống, làm việc lâu tại Đức là lợi thế cho Lê Quang. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận vào sự nỗ lực của dịch giả. Để có được một bản dịch tốt, đòi hỏi rất nhiều ở dịch giả như: phân tích kỹ lưỡng văn bản nguồn, có vốn hiểu biết về văn hóa của hai quốc gia cũng như trang bị các kỹ năng khác. Thông qua bài nghiên cứu, có thể rút ra một số khó khăn thường mắc phải khi dịch văn bản văn học như: dịch thành ngữ, cách xưng hô giữa các nhân vật, dịch tên riêng…

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
  2. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
  3. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

  1. Full name: Nguyen Huyen Trang 2. Sex: Female
  2. Date of birth: 18. August 1992 4. Place of birth: Hanoi
  3. Admission decision number: 2023/ QĐ-ĐHNN Dated 16. December 2015
  4. Changes in academic process:
  5. Official thesis title: On the Problem of Equivalence in Literary Translation From German into Vietnamese
  6. Major: German studies 9. Code: 8220205.01
  7. Supervisors: Dr. Le Hoai An
  8. Summary of the findings of the thesis:

Although there are many definitions of equivalence in translation, Koller’s definition is widely used. The reasons are that the equivalence in translation is divided into five groups: denotative equivalence, connotative equivalence, pragmatic equivalence, text-normative equivalence and formal equivalence. The denotative equivalence appears mostly in informative texts and equals word-by-word translation. The connotative equivalence shows points of view, attitudes, emotions, evaluations and is present in literary texts. The text-normative equivalence varies according to the type of source texts (text type, text producer, text receiver, text structure, text function, specific text type elements). The formal equivalence creates the equivalent effect between source text and target text and shows up in two forms: metaphor and wordplay. The pragmatic equivalence adopts orientation to the readers in target language.

Le Quang has many experiences in translation of literary texts. Instead of using word-by-word translation, the translator uses his own words with appropriate culture elements to send the messages of the author in source texts to the reader in target language. When we read the translated texts of Le Quang, we can feel the nature of language and they seem to be written by him, not translated. Besides, these texts also bring us an adventure to the interesting world of source language. Le Quang chooses the flexibility in translation and he does not conservatively apply stiff rules and theories to translation of literary texts. The translator not only respects the originality and uniqueness of literary style of the author in source language, but also tries to bring the Vietnamese readers a text sounding natural.

After having lived, studied and worked many years in Germany, Le Quang gains many benefits in translation and knowing about language and culture. However, we cannot deny his effort. To have a qualified translated text, there are many requirements: a detailed analysis of source text, expert knowledge about cultures and other skills. Through the research paper, we can acknowledge some difficulties in literary translation such as idiom, form of address, cognomen.

  1. Practical applicability, if any:
  2. Further research directions, if any:
  3. Thesis-related publications:

Date: 10. May 2018

Signature: Trang

Full name: Nguyen Huyen Trang

Đề tài 2:

Thời gian: 10 giờ 00 phút, thứ 5 ngày 24 tháng 5 năm 2018

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Thông tin về luận văn thạc sĩ

  1. Họ và tên học viên: Đào Hải Hà 2. Giới tính: Nữ
  2. Ngày sinh: 07-02-1993 4. Nơi sinh: Hà Nội
  3. Quyết định công nhận học viên số: 2023/QĐ-ĐHNN ngày 16 tháng 12 năm 2015
  4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
  5. Tên đề tài luận văn:

Wortbildung des Substantivs in der modernen deutschen Jugendsprache (Tạo danh từ trong ngôn ngữ hiện đại của thanh thiếu niên Đức)

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Đức 9. Mã số: 8220205.01
  2. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Tuyết Nga
  3. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Từ ghép là phương thức tạo từ phổ biến nhất khi xét ngữ liệu là các danh từ được tạo mới trong ngôn ngữ thanh thiếu niên Đức hiện đại, tiếp theo sau đó là từ phái sinh. Đặc điểm này phù hợp với ngôn ngữ chuẩn.  Xét riêng trong các từ ghép, từ ghép được tạo bởi mô hình danh từ kết hợp với danh từ chiếm đa số. Trong ngữ liệu, rất nhiều từ ghép mang nghĩa ẩn dụ và hoán dụ. Ngoài ra, từ mượn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng từ vựng thanh thiếu niên và còn trở thành thành phần tham gia tạo từ ghép và từ phái sinh. Cuối cùng, ba đặc điểm đáng chú ý của các danh từ trong ngữ liệu được tìm ra là sự đa dạng của các từ chỉ sự ngu dốt, các từ miêu tả ngoại hình xấu xí và các từ vựng có ý nghĩa thô tục.

Ngôn ngữ thanh thiếu niên là nguồn tài liệu phong phú để đưa vào giảng dạy trong giờ học tiếng Đức. Thông qua một số các dạng thức bài tập, người học vừa tiếp thu các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, cấu tạo từ, vừa tìm hiểu thêm về văn hóa và hiện tưởng ngôn ngữ thú vị là teencode Đức. Ngoài ra, người học có thể vận dụng sự sang tạo riêng trong việc áp dụng các phương thức tạo từ để tạo lập từ mới.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Ứng dụng giảng dạy ngôn ngữ thanh thiếu niên trong giờ học tiếng Đức.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

– Vai trò của từ mượn trong ngôn ngữ thanh thiếu niên Đức.

– So sánh đối chiếu ngôn ngữ thanh thiếu niên Đức và Việt Nam.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

– Ngôn ngữ thanh thiếu niên Đức và Việt Nam. Ứng dụng giảng dạy ngôn ngữ thanh thiếu niên trong giờ học tiếng Đức. Báo cáo tại Hội thảo Quốc gia 2018 “Nghiên cứu & giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam” tháng 4/2018 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. ISBN: 978-604-961-677-8.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

  1. Full name: Hai Ha Dao 2. Sex: Female
  2. Date of birth: 07 February 1993 4. Place of  birth: Hanoi
  3. Admission decision number: 2023/QĐ-ĐHNN Dated 16 December 2015
  4. Changes in academic process:
  5. Official thesis title:

Word Formation of the Noun in Modern German Youth Language

  1. Major: Germanistic 9. Code: 8220205.01
  2. Supervisors: Doctor Tuyet Nga Le
  3. Summary of the findings of the thesis:

Composition is the most common form of word formation of nouns in modern German youth language and next comes the word derivative, which matches the standard language. Consider in composition, the composites with model noun and noun are majority. There are many composites with metaphorical or metonymical meaning. Moreover, loanwords not only serve the most important role for vocabulary extension but also involve in the compounding and derivative. Finally, three notable features of the nouns found in the corpus are the variety of words that indicate ignorance, ugly appearance depictions, and vulgar meanings.

Youth language is a rich source of material for teaching in German lessons.

Throughout some forms of exercise, learners acquire the knowledge of vocabulary, grammar, vocabulary, and learn more about culture and interesting language as German teencode. In addition, learners can apply their own creativity in the methods of word formation to create new words.

  1. Practical applicability, if any:

Application of youth language in German lessons.

  1. Further research directions, if any:

– The role of the loanwords in German youth language.

– Comparision of the German and Vietnamese youth languages.

  1. Thesis-related publications:

German and Vietnamese youth languages. Application of youth language teaching in German lessons. National Scientific Seminar “Studying and teaching foreign languages, languages ​​and international studies in Vietnam”, April 2018 at the University of Foreign Languages, Hanoi National University, ISBN: 978-604-961-677-8.

Date: 10 May 2018

Signature: Ha

Full name: Dao Hai Ha