Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Thủy

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội xin trân trọng giới thiệu thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Thủy

Tên đề tài luận án: 

English reading strategy use  by University Students in Vietnam

(Nghiên cứu chiến lược đọc tiếng Anh của sinh viên đại học ở Việt Nam).

Thông tin về luận án tiến sĩ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích Thủy
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 15/10/1970
  4. Nơi sinh: Hà Nội
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1697/QĐ-ĐHNN, ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn học tập số 2095/QĐ-ĐHNN, ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 11 năm 2018

  1. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chiến lược đọc tiếng Anh của sinh viên đại học ở Việt Nam
  2. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh
  3. Mã số: 62 14 01 11
  4. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
  5. Hoàng Thị Xuân Hoa
  6. TS. Lâm Quang Đông

 Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

  1. V lý thuyết, luận án đã tổng quan được đầy đủ các mô hình lý thuyết cũng như các nghiên cứu nổi bật và cập nhật nhất thuộc lĩnh vực đọc và chiến lược đọc ngoại ngữ. Nghiên cứu đồng thời cũng đóng góp trong việc cung cấp những thông tin xác thực, đáng tin cậy về việc sử dụng chiến lược đọc của sinh viên ở Việt Nam.
  2. V phương pháp lun, nghiên cứu đã phát triển được các công cụ thích hợp để thực hiện nghiên cứu về sử dụng chiến lược đọc trong bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam.
  3. V thc tin, nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về việc sử dụng chiến lược khi đọc văn bản tiếng Anh thông dụng của sinh viên đại học tại Việt Nam. Theo đó:

– Sinh viên sử dụng các chiến lược đọc ở mức độ trung bình. Nhóm chiến lược Nhận thức được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là nhóm Cảm xúc, nhóm Tương tác văn hóa-xã hội, và nhóm chiến lược chung được sử dụng ít nhất. Chiến lược được sử dụng nhiều nhất là Kích hoạt kiến thức, và chiến lược Lập kế hoạch được sử dụng với tần suất thấp nhất.

– Sinh viên ESL vượt trội sinh viên EFL trong việc sử dụng các chiến lược đọc cả về loại chiến lược cũng như tần suất sử dụng, ngoại trừ nhóm chiến lược Cảm xúc.

– Ba yếu tố có liên quan đến việc sử dụng chiến lược đọc của sinh viên là chuyên ngành đào tạo, mức độ yêu thích việc học tiếng Anh/đọc tiếng Anh, năng lực tiếng Anh/đọc tiếng Anh (tự đánh giá).

+ Sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng và Kế toán sử dụng tất cả các loại chiến lược thường xuyên hơn sinh viên chuyên ngành Y.

+ Người học yêu thích học/đọc tiếng Anh thì sử dụng các chiến lược đọc thường xuyên hơn những người không thích hoặc không quan tâm đến việc học/đọc tiếng Anh.

+ Những sinh viên tự đánh giá năng lực tiếng Anh/đọc tiếng Anh của bản thân ở mức tốt sử dụng các nhóm chiến lược với tần suất cao nhất, và nhóm sinh viên tự đánh giá kém sử dụng các chiến lược với tần suất thấp nhất.

– Mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê trong việc sử dụng các chiến lược đọc của sinh viên liên quan đến ba yếu tố khác (giới tính, thời gian học tiếng Anh, nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc tiếng Anh thành thạo), có một số phát hiện đáng chú ý trong việc sử dụng chiến lược đọc tiếng Anh của sinh viên như sau:

+ Nữ giới sử dụng chiến lược thường xuyên hơn nam giới ở ba nhóm chiến lược, trừ nhóm Nhận thức.

+ Sinh viên có thời gian học tiếng Anh nhiều hơn thì sử dụng chiến lược thường xuyên hơn những người có thời gian học ít hơn.

+ Sinh viên càng tin vào tầm quan trọng của việc đọc tiếng Anh thành thạo thì càng sử dụng nhiều chiến lược với tần suất cao hơn trong quá trình đọc.

– Đặc điểm cá nhân của sinh viên có tác động nhiều nhất đến việc sử dụng nhóm chiến lược Nhận thức, tiếp theo là nhóm chiến lược chung, nhóm Cảm xúc; nhóm Tương tác văn hóa-xã hội nhận được tác động ít nhất.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
  2. Đối với nhà quản lý giáo dục

Cần thiết phải gắn đào tạo về sử dụng chiến lược đọc vào chương trình giảng dạy tiếng Anh ở trường đại học.

  1. Đối với giáo viên dạy tiếng Anh

– Giáo viên cần hiểu rõ về việc sử dụng từng loại chiến lược để không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức cơ bản về các chiến lược đọc khác nhau mà còn hưởng dẫn cho họ cách sử dụng chúng hiệu quả.

– Trước khi thực hiện đào tạo chiến lược đọc cho sinh viên, giáo viên cần tiến hành khảo sát để lấy thông tin về việc sử dụng chiến lược của sinh viên cũng như dữ liệu nhân khẩu học của họ.

  1. Đối với sinh viên

Sinh viên cần thiết phải có hiểu biết về chiến lược đọc và sử dụng chúng thường xuyên. Sinh viên cũng cần tự tạo động lực cho bản thân để có thể trở thành những người đọc có chiến lược và biết cách tự điều chỉnh chiến lược nhằm đạt hiệu quả cao trong việc đọc tiếng Anh.

  1. Đối với người viết sách tiếng Anh

Cần thiết kế các bài đọc tiếng Anh trong đó yêu cầu và tạo điều kiện để người đọc áp dụng càng nhiều chiến lược phù hợp càng tốt nhằm đạt được hiệu quả đọc tốt hơn.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Cần nghiên cứu nhiều hơn nữa về việc sử dụng chiến lược của sinh viên trong thực hành các kỹ năng tiếng Anh khác như nghe, nói, viết, từ vựng cũng như ngữ pháp trong bối cảnh trường Đại học tại Việt Nam.

Cần có các nghiên cứu về hiệu quả của việc đào tạo chiến lược đọc cũng như chiến lược học tiếng Anh nói chung cho sinh viên.

Cần tiến hành thêm các nghiên cứu định tính về việc sử dụng chiến lược đọc của sinh viên.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  2. Nguyễn Thị Bích Thủy. (2015). Cognitive Strategy Use by University Non-English Majored Students in Reading Comprehension. International Journal of Technical and Application (e-ISSN: 2320-8163), Special Issue 15 (Jan-Feb), pp. 16-22.
  3. Nguyễn Thị Bích Thủy. (2016). Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn chiến lược đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2016- Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 327-335.
  4. Nguyễn Thị Bích Thủy. (2016). A Modified Survey of Reading Strategies (SORS)- a Good Instrument to Assess Students’ Reading Strategy Use. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài- Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(4), tr.52-63.

Thông tin luận án (tiếng Việt và tiếng Anh), vui lòng xem tại đây!

Thông tin tóm tắt luận án tiếng Việt, vui lòng xem tại đây!

Thông tin tóm tắt luận án tiếng Anh, vui lòng xem tại đây!