Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Phạm Quang Lân khóa QH2015 chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội của nghiên cứu sinh Phạm Quang Lân khóa QH2015 chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga như sau:

Tên đề tài:

Cистема упражнений для обучения устному последовательному переводу с русского языка на вьетнамский студентовфилологов с переводческой ориентацией

(Hệ thống bài tập dạy dịch nói nối tiếp từ tiếng Nga sang tiếng Việt cho sinh viên chuyên ngữ định hướng phiên dịch)

Người thực hiện: Phạm Quang Lân
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga
Mã số: 9140232.01;
Khóa: QH.2015
Cán bộ hướng dẫn 1: PGS. TS. Vũ Ngọc Vinh
Cán bộ hướng dẫn 2:TS. Nguyễn Văn Toàn;
Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thời gian : 08h30 thứ Ba, ngày 15 tháng 12 năm 2020

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Nga, xin xem tại đây!

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM QUANG LÂN
  2. Giới tính: Nam
  3. Ngày sinh: 19/02/1979
  4. Nơi sinh: Hà Nội
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 283/QĐ-ĐHNN, ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ tháng 11/2018 đến tháng 7/2020.

  1. Tên đề tài luận án: Hệ thống bài tập dạy dịch nói nối tiếp từ tiếng Nga sang tiếng Việt cho sinh viên chuyên ngữ định hướng phiên dịch.
  2. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn tiếng Nga
  3. Mã số: 9140232.01
  4. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Ngọc Vinh   2. TS. Nguyễn Văn Toàn
  5. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Lần đầu tiên trong khuôn khổ các trường đại học chuyên ngữ Việt Nam đã soạn thảo một hệ thống bài tập chuyên biệt và các phương pháp ứng dụng hệ thống này vào dạy dịch nói nối tiếp cho sinh viên chuyên ngữ định hướng dịch, điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả đào tạo và nâng cao tính hiệu quả trong việc nắm vững tiếng Nga như một chuyên ngành. Hệ thống bài tập đã xây dựng coi như là một hệ thống phổ quát, bởi vì trên cơ sở mô hình này có thể xây dựng các hệ thống bài tập riêng dành cho từng đối tượng sinh viên ở mỗi trường đại học chuyên ngữ Việt Nam. Hơn thế nữa, tài liệu của hệ thống bài tập đã soạn thảo có thể được sử dụng khi biên soạn sách giáo khoa và giáo trình dạy lý thuyết và thực hành dịch nói nối tiếp tại các trường đại học chuyên ngữ Việt Nam.
  6. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng trên các nguyên tắc cơ bản của mô hình hệ thống bài tập và phương pháp ứng dụng mô hình để xây dựng hệ thống bài tập cụ thể phù hợp với từng đối tượng sinh viên nhất định và tổ chức giảng dạy dịch nói nối tiếp tại các trường đại học chuyên ngữ ở Việt Nam; sử dụng hợp lý các ngữ liệu của hệ thống bài tập đã được xây dựng để đưa vào sách và giáo trình về lý thuyết và thực hành dạy dịch nói nối tiếp tại các trường đại học chuyên ngữ Việt Nam.
  7. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả của luận án có thể được sử dụng để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề liên quan đến: phương pháp ghi tốc ký trong dịch nói; hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo trong dịch nói; phương pháp dịch thuật ngữ chuyên ngành y tế…
  8. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Phạm Quang Lân (2017) “Những khó khăn thường gặp phải trong dịch nói nối tiếp và cách khắc phục”, Tạp chí Nghiên cứu Châu âu (№12 (207) / 2017), tr. 73-78, ISSN: 0868-3581.

Phạm Quang Lân (2018), “Система упражнений для обучения устному последовательному переводу с русского языка на вьетнамский студентов-филологов с переводческой ориентацией”, Hội thảo Khoa học quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (GRS-2018), tr. 357-364, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Фам Куанг Лан (2018), “Методика обучения устному последовательному переводу студентов-филологов с переводческой ориентацией”, Педагогические науки (№5 (92) / 2018), c. 19-24, ISSN: 1728-8894.

                                                             Ngày 25  tháng  10  năm 2020

                                                                     Nghiên cứu sinh

                                                                      Phạm Quang Lân

INFORMATION ON DOCTORAL DISSERTATION

  1. Full name: PHAM QUANG LAN
  2. Sex: Male
  3. Date of birth: January 19th, 1979
  4. Place of birth: Ha Noi
  5. Admission Decision number: 283 /QĐ-ĐHNN, Dated: 19/01/2016
  6. Changes in the training process:

An extended time of defending a doctoral thesis from November 2018 to July 2020.

  1. The title of thesis: A system of sequent interpretation exercises from Russian to Vietnamese for interpretation-oriented foreign language-specialized students
  2. Major: Russian theory and teaching methodology
  3. Code: 9140232.01
  4. Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Vu Ngoc Vinh  2. Dr. Nguyen Van Toan
  5. Summary of the thesis findings:

It is the first time that a system of specialized exercises and methods of application of this system into teaching interpretation-oriented foreign language-specialized students has been designed in the range of the foreign language-specialized universities in Vietnam. This increases the effectiveness of training and improves efficiency in mastering Russian as a specialty. The designed system of exercises has been considered as a general system because the basis of this module can design a separate exercise system for each student in each foreign language university of Vietnam. Moreover, documents of the drafted exercise system can be utilized when compiling textbooks and curricula to teach theoretical and practical translation at the foreign language universities of Vietnam.

  1. Practical applicability, if any:

Research results can be applied on the basic principles of the exercise system module and its application methods to design suitably specific system assignments for each student and the translation teaching at the academic universities in Vietnam; the reasonable usage of material of the exercise system has been applied in the textbook and the curriculum of theoretical and practical translation teaching at the foreign language universities in Vietnam.

  1. Further research approaches, if any:

The thesis result can be utilized as a basis for research on issues related to the method of recording in the interpretation; a system of skills, techniques in the interpretation; a method for the medicine- specialized translation

  1. Published works related to the dissertation:

Phạm Quang Lân (2017) “Những khó khăn thường gặp phải trong dịch nói nối tiếp và cách khắc phục”, Tạp chí Nghiên cứu Châu âu (№12 (207) / 2017), tr. 73-78, ISSN: 0868-3581.

Phạm Quang Lân (2018), “Система упражнений для обучения устному последовательному переводу с русского языка на вьетнамский студентов-филологов с переводческой ориентацией”, Hội thảo Khoa học quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (GRS-2018), tr. 357-364, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Фам Куанг Лан (2018), “Методика обучения устному последовательному переводу студентов-филологов с переводческой ориентацией”, Педагогические науки (№5 (92) / 2018), c. 19-24, ISSN: 1728-8894.

                                                                                 Hanoi,  25/10/2020

                                                                                  Ph.D. Candidate

                                                                                                                                                                                                                                      Pham Quang Lan

 

Kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!