Thông báo tuyển sinh năm 2022 Chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Đức và Tiếng Đức như một ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai trong bối cảnh Việt Nam – Đức giữa Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN với Trường Đại học Leipzig – Cộng hòa Liên bang Đức
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh Chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ khóa QH2022 chuyên ngành Ngôn ngữ Đức và Tiếng Đức như một ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai trong bối cảnh Việt Nam – Đức giữa Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN với Trường Đại học Leipzig – Cộng hòa Liên bang Đức như sau:
Thông tin tuyển sinh chi tiết xin xem tại đây!
- Giới thiệu chung
1.1.Chuyên ngành đào tạo
Ngành Ngôn ngữ Đức: Chuyên ngành Ngôn ngữ Đức và Tiếng Đức như một ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai trong bối cảnh Việt Nam – Đức
1.2. Thời gian đào tạo
02 năm đào tạo theo hình thức đào tạo chính quy tập trung (thời gian gia hạn học tập 2 năm)
1.3. Điều kiện chuyển tiếp
1.3.1. Đối với học viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
Học viên sau khi trúng tuyển phải tích lũy tổng số tín chỉ tối thiểu là 8 tín chỉ (học phần Triết học và Ngoại ngữ cơ bản) và phải có chứng chỉ năng lực tiếng Đức tương đương với trình độ C1 trở lên theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu và văn bằng/ chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tiếng Anh tương đương với trình độ B2 trở lên theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu hoặc Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận.
1.3.2. Đối với học viên Trường Đại học Leipzig
Công nhận kết quả xét tuyển đầu vào của Trường Đại học Leipzig và xét tuyển theo qui định của ĐHQGHN.
1.4. Địa điểm đào tạo
– Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
– Trường Đại học Leipzig, Ritterstraße 26, 04109 Leipzig, CHLB Đức
1.5. Văn bằng sau khóa học
Học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo được cấp hai bằng:
Bằng “Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Đức” (The Degree of Master in German Linguistics) do Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN cấp;
Bằng “Thạc sĩ ngành Tiếng Đức là ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai trong bối cảnh Việt Nam – Đức” (“Master of Arts in German as a Foreign and Second Language in a Vietnamese – German Context”) do Trường Đại học Leipzig cấp.
1.6. Chỉ tiêu tuyển sinh: 10, trong đó bao gồm:
05 học viên của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, trong đó bao gồm chỉ tiêu dành cho thí sinh xét tuyển thẳng (vòng 1) và chỉ tiêu dành cho thí sinh dự thi tuyển sinh sau đại học (vòng 1) được tính tương ứng với tỷ lệ số thí sinh mỗi nhóm trên tổng số thí sinh tham gia xét tuyển vòng 2
05 học viên của Trường Đại học Leipzig
1.7. Học phí
Học phí đối với học viên Trường Đại học Ngoại ngữ: 72.600.000 đồng/01 học viên /01 khóa
Học viên nộp học phí lần 1 số tiền 36.300.000 đồng khi đến nhập học
Học viên nộp học phí lần 2 số tiền là 36.300.000 đồng vào tháng thứ 4 kể từ ngày nhập học
- Thời gian tuyển sinh và xét tuyển
2.1.1. Đối với thí sinh Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
Vòng 1: Các thí sinh tham dự kỳ xét tuyển/thi tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN
Ngày thi: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 09 năm 2022
Vòng 2: Các thí sinh tham dự tuyển về chuyên môn tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
Thời gian từ ngày 25/09 đến 15/10/2022
2.1.2. Đối với thí sinh Trường Đại học Leipzig
Vòng 1: Các thí sinh tham dự tuyển về chuyên môn vào tháng 7 tại Trường Đại học Leipzig
Vòng 2: Các thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến và nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
- Điều kiện dự thi và xét tuyển
- Về văn bằng: Thí sinh cần đáp ứng điều kiện sau:
Thí sinh trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN cần có bằng tốt nghiệp đại học từ hạng khá trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ngôn ngữ hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ngôn ngữ) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu các hệ đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học, bằng do nước ngoài cấp) ngành Ngôn ngữ Đức hoặc ngành Sư phạm tiếng Đức. Các đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Thí sinh trường Đại học Leipzig cần có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Đức (Deutsch), ngành Giéc manh học (Germanistik), ngành Ngôn ngữ Đức (Linguistik), ngành Tiếng Đức như một ngoại ngữ (Deutsch als Fremdsprache), ngành phương pháp giảng dạy ngoại ngữ (Fremdsprachendidaktik), ngành Nghiên cứu văn học (Literaturwissenschaft), ngành Đức học (German Studies), hoặc các ngành tương đương khác (verwandte Fächer).
- Yêu cầu về ngoại ngữ
Ứng viên từ trường Đại học Leipzig khi đăng ký tham gia chương trình cần có văn bằng/chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức tương đương với trình độ C1 trở lên theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR) và văn bằng/chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Anh tương đương với trình độ B2 trở lên ở cả 4 kĩ năng theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR) hoặc Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận.
Ứng viên từ trường Đại học Ngoại ngữ khi đăng ký tham gia chương trình cần có văn bằng/chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức tương đương với trình độ C1 trở lên theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR) và văn bằng/chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Anh tương đương với trình độ B2 trở lên ở cả 4 kĩ năng theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR) hoặc Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận. Yêu cầu cung cấp minh chứng về văn bằng/chứng chỉ năng lực ngoại ngữ thứ 2 đối với thí sinh của trường ĐHNN cần xem thêm mục 4. Nội dung xét tuyển/ thi tuyển (vòng 1) và xét tuyển chuyên môn (vòng 2).
- Các điều kiện khác
Thí sinh cần có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự.
- Nội dung xét tuyển/ thi tuyển (vòng 1) và xét tuyển chuyên môn (vòng 2)
4.1. Đối với thí sinh Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
4.1.1. Xét tuyển thẳng đào tạo thạc sĩ (vòng 1)
- Điều kiện xét tuyển thẳng
– Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các CTĐT sau đây của ĐHQGHN: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), các CTĐT đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET… ví dụ ngành Ngôn ngữ Đức được kiểm định bởi AUN-QA năm 2019) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn);
+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT chuẩn của ĐHQGHN;
Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại điểm b của mục này) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.
– Về năng lực ngoại ngữ: thí sinh nộp minh chứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT tại thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu năng lực ngoại ngữ đầu vào Bậc 3 và đầu ra Bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
- b) Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học
– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.
+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.
– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;
– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.
4.1.2. Các môn thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ đối với thi sinh không thuộc diện xét tuyển thẳng (vòng 1)
Điều kiện để thí sinh được dự thi như mục 3 của thông báo này. Các môn thi tuyển sinh và yêu cầu về văn bằng/chứng chỉ ngoại ngữ thứ 2 bao gồm:
- Môn cơ bản: Kiến thức và năng lực Ngôn ngữ Đức (dạng thức môn thi xin xem Phụ lục 4 của Thông báo số 1021/TB-ĐHNN ngày 18 tháng 07 năm 2022 của Hiệu Trưởng trường Đại học Ngoại ngữ thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2022 của trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN).
- Môn cơ sở: Năng lực ngôn ngữ và năng lực nghiên cứu tiếng Đức (dạng thức môn thi xin xem Phụ lục 5 của Thông báo số 1021/TB-ĐHNN ngày 18 tháng 07 năm 2022 của Hiệu Trưởng trường Đại học Ngoại ngữ thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2022 của trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN).
- Thí sinh cần nộp minh chứng là văn bằng/chứng chỉ năng lực Ngoại ngữ thứ 2: Thí sinh đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;
– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên (đối với vòng 1) và Bậc 4 trở lên (trước khi đi học tại trường Đại học Leipzig) theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận (xem tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7 của Thông báo số 1021/TB-ĐHNN ngày 18 tháng 07 năm 2022 của Hiệu Trưởng trường Đại học Ngoại ngữ thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2022 của trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN) còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
4.1.3. Các nội dung xét tuyển chuyên môn (vòng 2)
Các thí sinh đạt mức điểm chuẩn trở lên của kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2022 của chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Đức của Trường ĐHNN, ĐHQGHN (vòng 1), nếu có nguyện vọng xin dự tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết do 2 bên cùng cấp bằng, sẽ được tham gia dự xét tuyển chuyên môn (vòng 2) với các nội dung xét tuyển chuyên môn và trọng số như sau:
Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển chương trình đào tạo liên kết cần có điểm phần Bài viết về động cơ tham gia chương trình và điểm phần Phỏng vấn đạt 50% của trọng số phần thi đó. Trường hợp không đạt trọng số như yêu cầu trên, thí sinh sẽ học chương trình đào tạo trong nước.
4.2. Đối với thí sinh Trường Đại học Leipzig
4.2.1. Các nội dung xét tuyển chuyên môn (vòng 1)
Trường Đại học Leipzig chịu trách nhiệm xét tuyển thí sinh đăng kí dự tuyển chương trình theo Qui định của trường Đại học Leipzig. Các nội dung xét tuyển chuyên môn và trọng số cụ thể như sau:
4.2.3. Các nội dung xét tuyển hồ sơ (vòng 2)
Các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ đối với ứng viên dự tuyển chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ do 2 bên cùng cấp bằng như mục 3 của Thông báo này.
Trường Đại học Ngoại ngữ công nhận kết quả xét tuyển vòng 1 của Trường Đại học Leipzig và xét tuyển hồ sơ của thí sinh theo qui định của ĐHQGHN.
4.3. Điểm xét tuyển, điểm chuẩn và công nhận trúng tuyển
4.3.1. Đối với thí sinh Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
Điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm sau quy đổi của: (1) Điểm đánh giá bài viết về động cơ tham gia Chương trình; (2) Điểm đánh giá năng lực khoa học, kinh nghiệm và hoạt động xã hội; (3) Điểm thi kỳ thi tuyển sinh sau đại học (đối với nhóm thí sinh tham gia thi tuyển sinh sau đại học) hoặc điểm tốt nghiệp đại học (đối với nhóm thí sinh xét tuyển thẳng vòng 1); và (4) Điểm phỏng vấn.
Điểm chuẩn: Được xác định căn cứ trên chỉ tiêu đào tạo cho từng nhóm thí sinh và bằng cách tính tổng điểm các nội dung xét tuyển của từng thí sinh từ cao nhất trở xuống trong từng nhóm thí sinh để công nhận thí sinh trúng tuyển. Căn cứ vào tổng điểm các mục xét tuyển chuyên môn sau quy đổi về hệ số 10, Hội đồng xét tuyển họp và chọn ra các thí sinh trúng tuyển có điểm từ cao nhất đến khi hết chỉ tiêu (Trường hợp 2 thí sinh bằng điểm nhau, Hội đồng xét đến yếu tố thứ hai: ưu tiên thí sinh có tổng điểm thi sau đại học cao hơn đối với nhóm thí sinh thi tuyển sinh sau đại học hoặc ưu tiên thí sinh có điểm tốt nghiệp đại học cao hơn đối với nhóm thí sinh xét tuyển thẳng vòng 1).
4.3.2. Đối với thí sinh Trường Đại học Leipzig
Căn cứ chỉ tiêu đào tạo, kết quả xét tuyển của Trường Đại học Leipzig và các điều kiện về xét tuyển theo qui định của ĐHQGHN để công nhận thí sinh trúng tuyển.
- Hồ sơ dự thi và xét tuyển
5.1. Nội dung hồ sơ dự thi và xét tuyển (vòng 2)
Thí sinh nộp 01 bộ Hồ sơ xét tuyển bao gồm các giấy tờ sau:
Tất cả các giấy tờ trên cho vào túi hồ sơ khổ 28 x 32cm do Trường Đại học Ngoại ngữ phát hành. Nhà trường không nhận hồ sơ thiếu các giấy tờ như quy định ở trên và không hoàn trả hồ sơ thí sinh đã nộp. Thí sinh trường Đại học Leipzig đăng ký trực tuyến tại địa chỉ http://admissions-apply.vnu.edu.vn kèm hồ sơ dạng quét ảnh (scan) và nộp bản sao công chứng các văn bằng và giấy tờ gốc để đối chiếu khi nhập học tại Trường Đại học Ngoại ngữ.
5.2 Thời gian và lịch trình xét tuyển
5.3. Địa điểm nộp hồ sơ
Văn phòng Khoa Sau đại học, phòng 102 nhà A3, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Chi tiết xin liên hệ:
Văn phòng Khoa Sau đại học, P.102, Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2 đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02437547435 hoặc 02466806770
Email: sdhcfl@gmail.com
Website: www.saudaihoc.ulis.vnu.edu.vn
Trân trọng thông báo./.