Thông báo tuyển sinh sau đại học đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đợt 2 năm 2024 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2024 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) như sau:

Điểm mới: ĐHNN- ĐHQGHN KHÔNG yêu cầu điều kiện ngoại ngữ thứ hai trong chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra của các CTĐT.

Thông báo hướng dẫn ôn tập dự thi tuyển sinh Sau đại học đợt 2 năm 2024, xin xem tại đây!

Thông báo tuyển sinh sau đại học đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đợt 2 năm 2024 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin xem tại đây!

Thông tin hỗ trợ thí sinh đăng ký dự tuyển trực tuyến tại đây!

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Kỳ thi tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2024, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức xét tuyển thẳng và xét tuyển (đánh giá hồ sơ và phỏng vấn) đào tạo trình độ thạc sĩ và xét tuyển hồ sơ chuyên môn đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành ngoại ngữ, thời gian cụ thể như sau:

Trình độ Công việc Thời gian đăng ký và nộp hồ sơ Thời gian
Thạc sĩ Xét tuyển thẳng từ 8h00 ngày 14/05/2024 đến 17h00 ngày 23/08/2024 Trước ngày 31/08/2024
Xét tuyển (đánh giá hồ sơ và phỏng vấn) Đánh giá HS: từ 25/8/2024 đến 30/8/2024

Phỏng vấn: 14/09/2024

Tiến sĩ Tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn từ ngày 14/09/2024

đến trước ngày 30/09/2024

 Chế độ thu học phí

Thí sinh trúng tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đều phải đóng học phí theo quy định của Nhà nước. Mức thu cụ thể sẽ được thông báo theo hướng dẫn thu học phí hàng năm của Trường Đại học Ngoại ngữ.

  1. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1.1. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

02 năm theo hình thức đào tạo chính quy tập trung (theo giờ hành chính các ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy)

1.2. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Căn cứ vào xếp hạng của văn bằng tốt nghiệp đại học, thí sinh có thể chọn một trong hai chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng của các chuyên ngành sau:

Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh, Ngôn ngữ Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ  Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.

1.2.1. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu

Thí sinh có hạng tốt nghiệp đại học từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu) (Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ. Trong đó khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho các dự án, và chuyên đề nghiên cứu; 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn tốt nghiệp. Thời gian thực hiện luận văn tối thiểu 6 tháng.

1.2.2. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng

Thí sinh có hạng tốt nghiệp đại học Trung bình hoặc Trung bình Khá (Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, qui trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Trong đó khối lượng thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức làm đề án. Thời gian thực hiện đề án tối thiểu 6 tháng.

1.3. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: XÉT TUYỂN THẲNG ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1.3.1. Điều kiện xét tuyển thẳng

Thí sinh cần đáp ứng điều kiện sau và lựa chọn một trong hai chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng, cụ thể:

a) Điều kiện xét tuyển thẳng

– Thí sinh có bằng tốt nghiệp trình độ đại học và đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các CTĐT sau đây của ĐHQGHN: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao (được nhà nước đầu tư); các CTĐT đã được kiểm định (bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín như AUN-QA, ABET hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận) hoặc còn thời hạn kiểm định trong thời gian thí sinh học tập trình độ đại học; (danh sách các CTĐT xem tại Phụ lục 6);

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT chuẩn, chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của ĐHQGHN;

+ Tốt nghiệp đại học chính quy ngành phù hợp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến ngày nộp hồ sơ) của Trường ĐHNN, ĐHQGHN (Danh sách các ngành phù hợp ở bậc cử nhân trong xét tuyển thẳng xem tại Phụ lục 6 của Thông báo này), hoặc tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các CTĐT ngoài ĐHQGHN đã kiểm định bởi các tổ chức kiểm định được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (các CTĐT này phải còn thời hạn kiểm định tại thời điểm thí sinh đang học tập ở trình độ đại học, thông tin các CTĐT đã kiểm định có thể xem tại trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/Pages/khao-thi-va-kiem-%C4%91inh-chat-luong.aspx?ItemID=9469)

Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại điểm b của mục này) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.

b) Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học

– Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:

+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0.2 điểm, giải nhì 0.15 điểm, giải ba 0.1 điểm, giải khuyến khích 0.07 điểm.

+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất 0.1 điểm, giải nhì 0.07 điểm, giải ba 0.05 điểm.

– Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí ISI: 0.3 điểm; bài báo đăng trên tạp chí Scopus/quốc tế khác: 0.2 điểm; bài báo đăng trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc tế/quốc gia: 0.15 điểm;

– Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0.5 điểm.

c) Chỉ tiêu xét tuyển thẳng

Không giới hạn chỉ tiêu trong tổng chỉ tiêu được Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt năm 2024.

d) Các điều kiện khác: Thí sinh cần có Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và có đủ sức khoẻ để học tập.

1.3.2. Thời gian tổ chức xét tuyển thẳng: từ ngày 24/08/2024 đến ngày 31/08/2024

1.3.3. Thông báo kết quả trúng tuyển: Trước ngày 07/09/2024

1.4. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: XÉT TUYỂN ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1.4.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh cần đáp ứng điều kiện sau và lựa chọn một trong hai loại hình chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng (xem tại mục 1.2.1 và mục 1.2.2), cụ thể:

  1. Về văn bằng:

 – Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên các hệ đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, bằng do nước ngoài cấp) ngành đúng, ngành phù hợp với ngành đăng kí dự thi bậc đào tạo thạc sĩ;

– Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;

– Các đối tượng có văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Chi tiết danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, xem tại Phụ lục 6 của Thông báo này)

– Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

b) Các điều kiện khác: Thí sinh cần có Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và có đủ sức khoẻ để học tập.

1.4.2. Phương thức xét tuyển

– Đánh giá hồ sơ: Thí sinh đạt từ 50 điểm (thang điểm 100) trở lên vòng đánh giá hồ sơ sẽ tiếp tục vào vòng phỏng vấn.

– Phỏng vấn: Đánh giá chung về năng lực ngôn ngữ, động cơ và mục đích học tập; đánh giá kiến thức chuyên môn và năng lực nghiên cứu của thí sinh (Cấu trúc thi Phỏng vấn xem tại Phụ lục 7). Điểm Phỏng vấn của thí sinh phải đạt từ 50 điểm (thang điểm 100) trở lên mới được xét trúng tuyển.

1.5. Điểm xét tuyển và điểm chuẩn xét tuyển:

– Điểm xét tuyển: Kết quả xét tuyển là điểm cộng của kết quả đánh giá hồ sơ (thang điểm 100) và kết quả Phỏng vấn (thang điểm 100). Kết quả sau đó sẽ được qui đổi sang thang điểm 10. Mức điểm tối thiểu để được xét trúng tuyển là 10.0 điểm.

– Điểm chuẩn: Được xác định căn cứ trên chỉ tiêu đào tạo được giao và bằng cách tính tổng điểm thi các môn của từng thí sinh từ cao nhất trở xuống cho từng ngành.

1.6. Chế độ thu học phí: Thí sính trúng tuyển là học viên cao học (đào tạo thạc sĩ) phải đóng học phí theo quy định của Nhà nước. Mức thu cụ thể sẽ được thông báo theo hướng dẫn thu học phí hàng năm của Trường Đại học Ngoại ngữ.

  1. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

2.1. Thời gian đào tạo:

– Đào tạo từ cử nhân: 04 năm, theo hình thức chính quy tập trung

– Đào tạo từ thạc sĩ:  03 năm, theo hình thức chính quy tập trung

2.2. Chuyên ngành đào tạo

+ Ngôn ngữ Anh, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh

+ Ngôn ngữ Nga, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Nga

+ Ngôn ngữ Pháp, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Pháp

+ Ngôn ngữ Trung Quốc, Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Trung Quốc

Lưu ý: Tất cả các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 89 của Bộ GD&ĐT xem tại Phụ lục 5

2.3.  Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển

2.4. Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

a) Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

– Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

– Có đủ sức khoẻ để học tập.

– Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành đúng, phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

– Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đăng ký dự tuyển.

– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của CTĐT định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định đơn vị đào tạo (nếu có). Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

– Có đề cương nghiên cứu chi tiết, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

– Có thư giới thiệu của ít nhất 02 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:

+ Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;

+ Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh (theo quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành tại ĐHQGHN) và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh. (Tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh xem tại Phụ lục 2 của Thông báo này)

+ Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

– Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);

– Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển (đối với thí sinh có bằng cử nhân dự tuyển sau 12 tháng kể từ ngày được cấp bằng và thí sinh có bằng thạc sĩ).

– Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.

b) Thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 89 của Bộ GD&ĐT phải đáp ứng tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn tại Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08/09/2021.

2.5. Điểm xét trúng tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển trình độ tiến sĩ phải có tổng điểm đánh giá hồ sơ và đề cương nghiên cứu đạt điểm từ 60/100 điểm trở lên, trong đó điểm đề cương nghiên cứu tối thiểu phải đạt 25/40 điểm. Thí sinh đăng ký xét cấp học bổng phải đạt tối thiểu 80/100 điểm.

  1. XÉT TUYỂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Thí sinh người nước ngoài thực hiện việc xét tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo Quyết định số 5292/QĐ-ĐHQGHN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc ĐHQGHN ban hành quy định về quản lý và thu hút sinh người nước ngoài học tập ở ĐHQGHN. Các yêu cầu về chuyên môn như khoản a) và b) mục 1.4 và 2.4. của thông báo này.

  1. HỒ SƠ XÉT TUYỂN ĐÀO TẠO THẠC SĨ/ TIẾN SĨ

4.1. Thời gian phát hanh hồ sơ: từ 8h00 ngày 14/05/2024 đến 17h00 ngày 23/08/2024

4.2. Địa điểm phát hành và nộp hồ sơ:

       Văn phòng Khoa Sau đại học (Phòng 102 nhà A3 – Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

4.3. Đăng ký dự tuyển trực tuyến qua mạng và nộp bản cứng hồ sơ:

       Thí sinh thực hiện việc đăng ký dự xét/dự tuyển qua 2 bước:

– Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự xét/ dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn.

– Nộp bản cứng hồ sơ dự xét/dự tuyển trực tiếp tại Phòng 102A3, Khoa Sau đại học – Trường ĐHNN – ĐHQGHN (các Danh mục hồ sơ dự xét/dự tuyển, xem tại mục 4.5).

4.4. Thời gian thí sinh thực hiện việc khai báo thông tin đăng ký trực tuyến và nộp bản cứng hồ sơ: từ 8h00 ngày 14/05/2024 đến 17h00 ngày 23/08/2024

Lưu ý:

– Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo trên cổng đăng kí tuyển sinh trực tuyến. Thí sinh không nộp lệ phí và không nộp bản cứng hồ sơ tuyển sinh và sẽ không đủ điều kiện để dự xét/dự tuyển kỳ thi tuyển sinh sau đại học.

– Sau 17h00 ngày 23/08/2024 hệ thống tuyển sinh trực tuyến của ĐHQGHN sẽ đóng cổng tuyển sinh, thí sinh đã đăng ký đào tạo thạc sĩ không được phép chuyển đổi từ Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu sang Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng và ngược lại.


4.5. NỘI DUNG HỒ SƠ: Hồ sơ dự xét/ dự tuyển cần có các giấy tờ sau:

TT Hồ sơ dự xét/dự tuyển

đào tạo trình độ thạc sĩ

Hồ sơ dự tuyển

đào tạo trình độ tiến sĩ

1 Phiếu đăng ký xét tuyển/dự tuyển trình độ thạc sĩ (theo mẫu) Đơn xin dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ (theo mẫu)
2 Sơ yếu lý lịch (viết năm 2024 có xác nhận của nơi làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú) Sơ yếu lý lịch (viết năm 2024 có xác nhận của nơi làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú)
3 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm đại học

Bản sao công chứng Bằng thạc sĩ và Bảng điểm cao học

4 Các giấy tờ pháp lý xác nhận về thâm niên nghề nghiệp: bản sao công chứng quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn kèm theo hoặc công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan sử dụng nhân lực chứng nhận thâm niên công tác 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển
5 Danh mục và bản sao các công trình khoa học đã được công bố bao gồm trang bìa và trang mục lục của tạp chí hoặc sách có chứa đầy đủ nội dung bài viết của tác giả
6 Lý lịch khoa học (viết năm 2024 có xác nhận của nơi làm việc hoặc chính quyền nơi cư trú)
7 Đề cương nghiên cứu
8 Thư giới thiệu của 2 nhà khoa học
10 Giấy chứng nhận sức khỏe do một bệnh viện đa khoa cấp (còn thời hạn trong vòng 12 tháng)
11 Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự xét/ dự tuyển là công chức, viên chức)
12 02 phong bì có tem, ghi rõ họ tên và địa chỉ, điện thoại người nhận thư
13 02 ảnh 4 x 6 (có ghi tên và ngày tháng năm sinh, nơi sinh sau ảnh) để trong 1 phong bì ghi thông tin giống sau ảnh.
14 Tất cả các giấy tờ trên cho vào túi hồ sơ khổ 28 x 32 (phát hành tại Khoa SĐH)

Ghi chú: – Khoa Sau đại học không hoàn trả bản cứng hồ sơ đăng ký dự xét/dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ/tiến sĩ của thí sinh đã nộp.

Đối với bậc đào tạo trình độ tiến sĩ, thí sinh là công chức/ viên chức thì bắt buộc nộp kèm hồ sơ dự tuyển Công văn cử đi dự tuyểnCông văn cử đi học của cơ quan/ đơn vị quản lý trực tiếp (nếu thí sinh trúng tuyển).

  1. LỆ PHÍ XÉT TUYỂN/ DỰ TUYỂN

5.1. Thời hạn nộp lệ phí:  Từ 8h00 ngày 14/05/2024 đến 17h00 ngày 23/08/2024

5.2. Địa điểm nộp lệ phí: Phòng 202 nhà A1 – Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

       Hoặc chuyển khoản:

Số tài khoản Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN 21510008969696 BIDV Cầu Giấy

Nội dung (không dấu): LP du thi SDH_Ho ten, Mã ĐKDT (mã ĐKDT được lấy tại phần thông tin chung của thí sinh đã đăng ký trên trang tuyển sinh sau đại học tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn Ví dụ Mã ĐKDT: 0349800 Tiêu đền thông tin chuyển khoản sẽ là: LP du tuyen SDH Tran Van An 0349800

5.3. Lệ phí:

       – Thạc sĩ: 420.000 đồng

       – Tiến sĩ: 200.000 đồng/thí sinh.

Lưu ý: Thí sinh nộp lệ phí trước khi nộp bản cứng hồ sơ tại Phòng 102A3, Khoa Sau đại học

  1. CÁC MỐC THỜI GIAN SAU TUYỂN SINH

6.1. Thời gian công bố kết quả xét tuyển thẳng Thạc sĩ: Trước 17h00 ngày 07/09/2024

6.2. Thời gian công bố kết quả xét tuyển Thạc sĩ và Tiến sĩ:  Trước 17h00 ngày 02/10/2024

6.3. Thời gian khai giảng và nhập học (dự kiến): Ngày 08/11/2024  

Ghi chú: Trong quá trình đăng ký dự xét/ dự tuyển, nếu thí sinh có vướng mắc cần giải đáp vui lòng gọi đến số (024)-66806770.

Thông báo hướng dẫn ôn tập dự thi tuyển sinh Sau đại học đợt 2 năm 2024, xin xem tại đây!

Thông báo tuyển sinh sau đại học đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đợt 2 năm 2024 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin xem tại đây!

Thông tin hỗ trợ thí sinh đăng ký dự tuyển trực tuyến tại đây!

Trân trọng thông báo./.