Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hiền chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh khóa QH2016 đợt 2
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN xin trân trọng thông báo thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hiền chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh khóa QH2016 đợt 2, cụ thể:
Tên đề tài luận án: Factors affecting students’ blended learning- A study at a university in Vietnam (Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học theo mô hình học tập kết hợp của sinh viên- Nghiên cứu tại một trường đại học ở Việt Nam)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh
Mã số: 9140231.01
Khóa: QH2016 đợt 2
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Tuyết Minh (HD chính) và PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Hương (HD phụ)
Thời gian: 8h30, thứ 3 ngày 25 tháng 01 năm 2022
Địa điểm: Phòng 101A3, Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hiền
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 07/07/1987
- Nơi sinh: Thái Bình
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2239/QĐ-ĐHNN, ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ: 2019 đến 2021
- Tên đề tài luận án: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học theo mô hình học tập kết hợp của sinh viên- Nghiên cứu tại một trường đại học ở Việt Nam
- Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh
- Mã số: 9140231.01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Tuyết Minh, GS.TS. Nguyễn Thị Mai Hương
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mặc dù rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình học tập kết hợp (BL) đã được đề cập trong tổng quan tài liệu, hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở các nước phương Tây. Như đã được đề cập bởi Latchem và Jung (2009), “Điều quan trọng là phải xem xét văn hóa, nhu cầu và hoàn cảnh của người học hơn là quá phụ thuộc vào lý thuyết, nghiên cứu và thực hành ở phương Tây” (tr.21). Vì lý do này, luận án đi sâu vào các yếu tố điển hình ảnh hưởng đến việc học của sinh viên trong một khóa học tiếng Anh theo mô hình kết hợp trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Các kết quả liên quan đến các yếu tố hỗ trợ và yếu tố cản trở việc học của sinh viên trong khóa học kết hợp này đã được hé lộ. Liên quan đến các yếu tố thúc đẩy việc học của sinh viên trong khóa học tiếng Anh theo mô hình kết hợp hiện tại, dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn với sinh viên và phân tích tài liệu chỉ ra rằng có 3 yếu tố chính bao gồm sự sẵn sàng thích ứng với môi trường học tập kết hợp của sinh viên, sự tham gia tích cực của giáo viên trong môi trường này, và sự ủng hộ của cơ sở đào tạo đối với áp dụng phương pháp học kết hợp. Liên quan đến các yếu tố cản trở việc học của sinh viên trong khóa học tiếng Anh theo hình thức kết hợp này, ba yếu tố chính đã được phản ánh: sinh viên chưa chuẩn bị đầy đủ để học trong môi trường học tập kết hợp, ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và một số vấn đề liên quan đến cơ sở đào tạo. Từ những kết quả này, một số yếu tố đặc thù trong bối cảnh của nghiên cứu này đã được hé lộ. Thứ nhất, có thể thấy văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm ở các nước bị ảnh hưởng bởi Nho giáo (CHC) như Việt Nam vì việc học của sinh viên ở các nước này có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa ở một mức độ nào đó. Cụ thể, văn hóa Việt Nam được đặc trưng bởi năm đặc điểm chính được đề cập bởi Hofstede et al. (2010) và xác nhận lại bởi các học giả khác bao gồm khoảng cách quyền lực lớn, một xã hội có tính tập thể cao, xã hội mang tính nữ quyền, mức độ e ngại rủi ro cao, định hướng dài hạn và văn hóa kiềm chế. Những đặc điểm văn hóa này có ảnh hưởng nhất định đến việc học tập của sinh viên. Ví dụ, hầu hết các em đều phải chịu áp lực thi cử, có xu hướng phụ thuộc vào giáo viên và hạn chế tương tác với giáo viên và các sinh viên khác. Tuy nhiên, những đặc điểm này dường như có tác động tiêu cực đến việc học của sinh viên vì chúng đi ngược với yêu cầu của phương pháp học kết hợp là người học phải độc lập, cởi mở giao tiếp với giáo viên và bạn bè của mình. Thứ hai, trình độ tiếng Anh của sinh viên cũng là một vấn đề cần được chú ý khi áp dụng mô hình học tập kết hợp vì không giống như sinh viên các nước nói tiếng Anh, rất nhiều sinh viên Việt Nam không giỏi tiếng Anh. Điều này gây ra một số thách thức cho các em khi học trong khóa học kết hợp này. Cuối cùng, các giáo viên trong nghiên cứu này đã quen với phương pháp giảng dạy truyền thống với đặc điểm là truyền tải kiến thức và lấy giáo viên làm trung tâm. Ngoài ra, hầu hết giáo viên chưa quen với việc dạy học sử dụng công nghệ thông tin; do đó, vai trò của họ trong môi trường trực tuyến của khóa học này vẫn còn mờ nhạt so với trong lớp học truyền thống. Do đó, cần cung cấp nhiều chương trình đào tạo và hỗ trợ hơn cho giáo viên trước và trong quá trình giảng dạy của họ trong những khóa học kết hợp như khóa học này trong bối cảnh Việt Nam.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của các khóa học kết hợp trong giáo dục đại học không chỉ ở một trường đại học mà còn ở các trường đại học khác ở Việt Nam và các nước khác có bối cảnh GDĐH tương tự. Kết quả nghiên cứu có giá trị lớn trong bối cảnh Việt Nam, đặc biệt là khi nó vẫn ở giai đoạn sơ khai của việc áp dụng mô hình học tập này vì nó giúp xác định những khía cạnh nào của khóa học kết hợp hiện tại cần được tiếp tục phát huy và những khía cạnh tiêu cực nào cần được can thiệp để cải thiện. Cụ thể hơn, trong nghiên cứu này, cần khuyến khích sự sẵn sàng thích ứng với phương pháp học kết hợp của sinh viên, sự tham gia tích cực của giáo viên trong môi trường học kết hợp và ủng hộ của cơ sở đào tạo. Ngược lại, đối với các yếu tố cản trở như sinh viên chưa chuẩn bị đầy đủ để học trong môi trường học tập kết hợp, ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và một số vấn đề liên quan đến cơ sở đào tạo, điều quan trọng là cơ sở giáo dục phải nhận thức được những yếu tố này và có những biện pháp tức thời để hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của các yếu tố này nhằm tăng cường hiệu quả của việc áp dụng phương pháp học kết hợp.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong tương lai, nếu có thể, tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu này. Bây giờ nghiên cứu này chỉ giới hạn ở góc nhìn của sinh viên về các yếu tố thúc đẩy và cản trở cho việc học của họ trong khóa học kết hợp này. Nhà nghiên cứu mong muốn khám phá các yếu tố từ nhiều quan điểm của tất cả các bên liên quan như giáo viên, người đứng đầu chương trình, v.v. Ngoài ra, hi vọng rằng nghiên cứu sẽ không chỉ giới hạn ở một trường đại học. Thay vào đó, nghiên cứu sẽ được thực hiện ở các môi trường khác như ở các trường đại học khác, hoặc các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, v.v. để đưa ra những mô tả phong phú hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của học sinh, sinh viên Việt Nam trong các khóa học kết hợp. Cuối cùng, trong các nghiên cứu trong tương lai, nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng phương pháp hỗn hợp với sự tích hợp của cả dữ liệu định tính và định lượng để làm cho các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy hơn.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2017). Học tập kết hợp trong giáo dục đại học- Thuận lợi và thách thức. Kỷ yếu Hoi thảo khoa học quốc gia dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh 2017, 193-204.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của học sinh trong các khóa học kết hợp trong giáo dục đại học- Một tổng quan tài liệu. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tê ́ dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh 2018, 211-226.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2020). Điều tra thói quen học tập tự điều chỉnh của sinh viên năm thứ nhất chương trình học kết hợp ở một trường đại học ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tê ́ dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh 2020, 768-775.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2020). Góc nhìn của sinh viên về việc triển khai khóa học tiếng Anh tổng quát kết hợp trong một trường đại học của Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ ngữ và đời sống , 298, 123-134.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2021). Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo viên trong một môi trường học tập kết hợp . Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia UNC 2021, 499-508.
Ngày 22 tháng 07 năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Hiền
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyen Thi Thu Hien
- Sex: Female
- Date of birth: 07/07/1987
- Place of birth: Thai Binh
- Admission Decision number: 2239/QĐ-ĐHNN Dated: December 12th, 2016
- Changes in academic process:
Extension date: From 2019 to 2021
- Official thesis title: Factors affecting students’ blended learning- A study at a university in Vietnam
- Major: English teaching methodology
- Code: 9140231.01
- Supervisors: Assoc. Prof. Hoang Tuyet Minh, Assoc. Prof. Nguyen Thi Mai Huong
- Summary of the new findings of the thesis:
Although a number of factors affecting the implementation of blended learning (BL) have been mentioned in the literature review, most of these studies were conducted in western countries. As stated by Latchem and Jung (2009), “It is important to consider the culture, needs and circumstances of the learners rather than being over-reliant on Western theory, research and practice” (p.21). For this reason, this thesis digs into the typical factors affecting students’ learning in an English blended course in the unique context of Vietnam. The findings with regard to the contributing factors and hindering factors to students’ learning in this blended course have been revealed. Concerning the factors that facilitate students’ learning in the current English blended course, data collected from the interviews with students and document analysis indicated that there were 3 main contributing factors including students’ readiness for accommodation of blended learning, teachers’ active engagement in BL environment, and institution’s advocacy of blended learning implementation. With respect to the factors that hampered student’s learning in this English blended course, three key hindering factors were reported: students’ insufficient preparation to learn in BL environments, Confucian heritage culture influences, and some institution-related issues. From these results, some factors that are unique to the context of this study have been revealed. Firstly, it is conspicuous that culture is one significant factor that must be taken into consideration in Confucian-heritage-culture (CHC) countries like Vietnam because students’ learning in these countries may be mediated by cultural influences in some ways. Vietnamese culture is characterized by five key features mentioned by Hofstede et al. (2010) and reconfirmed by other scholars including large-power-distance, a highly collectivistic society, both feminine society, high uncertainty avoidance, long term orientation, and a restraint culture. These cultural characteristics exert certain influences on students’ learning. For example, most of them are under exam pressure, tend to be dependent on their teachers and have restricted interactions with teachers and other students. However, these features seemed to have negative impacts on students learning because they contradicted to the requirements of BL, which requires students to be independent, open to communicate with their teachers and peers. Secondly, students’ English proficiency is another issue that should be paid attention to when implementing BL because unlike students in English speaking countries, a number of Vietnamese students are not good at English, which causes some challenges for them when learning in this blended course. Last but not least, teachers in this study are used to conventional teaching pedagogy characterized by knowledge transmission and teacher-centeredness. Also, most of them are not used to teaching using technology; as a result, their role in online component of the BL course is still lackluster compared to traditional class. Therefore, more training and support should be provided to teachers prior and during their teaching in such a blended course in Vietnamese context.
- Practical applicability, if any:
This study is expected to make its contribution to enhancing the effectiveness of blended courses in higher education not only in one university but also in other universities in Vietnam and other countries which have similar HE contexts. The research results are of great value in the context of Vietnam, especially when it is still at an early stage of implementation because it helps identify which favorable aspects of the current blended course should continue to be promoted and which negative aspects need interference to be improved. To be more specific, in this study, students’ readiness for accommodation of blended learning, teachers’ active engagement in BL environment, and institutions’ advocacy of blended learning implementation should be encouraged. On the contrary, for the hindering factors such as students’ insufficient preparation to learn in BL environments, Confucian heritage culture influences, and some institution-related issues, it is crucial that the institution acknowledge these factors and take immediate actions to restrict and reduce its negative impacts to enhance the effectiveness of BL implementation.
- Further research directions, if any:
In the future, if possible, I will extend the scope of this study. Now this research is just restricted to students’ perspective on the facilitating and hindering factors to their learning in this blended course. The researcher wishes to explore the factors from multiple perspectives of all the stakeholders such as the teachers, program leaders, etc. Also, it is expected that the setting of the study will not only limited in one university. Instead, the research will be conducted in other settings such as in other universities, or high schools, secondary schools, etc. to give richer descriptions of the factors affecting Vietnamese students’ learning in blended courses. Last but not least, in future studies, the researcher hopes to employ a mixed method with the integration of both the qualitative and quantitative data to validate the findings better.
- Thesis-related publications:
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2017). Học tập kết hợp trong giáo dục đại học- Thuận lợi và thách thức. Proceedings of National 2017 Graduate Research Symposium, ULIS-VNU, 193-204.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của học sinh trong các khóa học kết hợp trong giáo dục đại học- Một tổng quan tài liệu . Proceedings of 2018 International Graduate Research Symposium, ULIS-VNU, 211-226.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2020). Điều tra thói quen học tập tự điều chỉnh của sinh viên năm thứ nhất chương trình học kết hợp ở một trường đại học ở Việt Nam . Proceedings of 2020 International Graduate Research Symposium, ULIS-VNU, 768-775.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2020). Góc nhìn của sinh viên về việc triển khai khóa học tiếng Anh tổng quát kết hợp trong một trường đại học của Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ ngư va đời sống , 298, 123-134.
Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền, (2021). Nhận thức của học sinh về vai trò của giáo viên trong một môi trường học tập kết hợp . Proceedings of 2021 ULIS National Conference, ULIS-VNU, 499-508.
Date: 22/7/2022
Signature:
Full name: Nguyen Thi Thu Hien
Xin kính mời thầy/cô, cán bộ, học viên/nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến dự!
Trân trọng!