Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Phùng Thị Thu Trang chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa QH2016

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Phùng Thị Thu Trang chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa QH2016, cụ thể:

Đề tài: 汉、越动词词组语序对比研究 ( NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TRẬT TỰ CỤM ĐỘNG TỪ HÁN – VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc;
Mã số: 9220204.01;
Người thực hiện: Phùng Thị Thu Trang
Thời gian: 14h00, thứ Sáu ngày 26 tháng 6 năm 2020
Địa điểm: Phòng Bảo vệ luận văn – luận án, Phòng 101 – Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Thông tin luận án bằng tiếng Trung và tiếng Anh, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Trung Quốc, xin xem tại đây!

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Thị Thu Trang
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 6/8/1983
  4. Nơi sinh: Hà Nội
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
  7. Tên đề tài luận án: 汉、越动词词组语序对比研究 (Nghiên cứu đối chiếu trật tự cụm động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt)
  8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
  9. Mã số: 9220204.01
  10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh & TS. Vũ Thị Hà
  11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

  (1) Do tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, đều chủ yếu dựa vào trật tự từ và hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, vì vậy khi khảo sát trật tự của động từ và các thành phần nghĩa của nó hoặc động từ với các thành phần bổ tố của nó, chúng tôi phát hiện rất nhiều điểm tương đồng trong hai ngôn ngữ, ví dụ :

 – Về trật tự của động từ với thành phần nghĩa của nó: trong hai ngôn ngữ có động từ hai ngữ trị hoặc ba ngữ trị đều phải dùng giới từ để dẫn ra thành phần ngữ nghĩa của nó. Vị trí của giới từ cùng với các thành phần ngữ nghĩa như nơi chốn, công cụ, đối tác, tiếp thể, đương thể, lợi thể đều nằm ở trước động từ, thành phần thời gian thông thường không cần dùng giới từ dẫn ra và có thể đặt trước hay sau thành phần thực thi nhưng nhất định phải trước động từ, thành phần biểu kết quả và thành phận thụ động thường nằm ở sau động từ.

– Về trật tự của động từ và các thành phần bổ tố của nó: trong hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng như: động từ đều đứng trước thành phần bổ tố biểu thị kết quả, thành phần bổ tố biểu thị số lượng, thành phần bổ tố biểu thị xu hướng; động từ đều thường đứng sau các thành phần bổ tố biểu thị tần suất, thành phần bổ tố biểu thị tình thái; khi động từ cùng kết hợp với thành phần bổ tố biểu thị trạng thái và thành phần bổ tố biểu thị trình độ, thì động từ có thể đứng trước hoặc sau các thành phần bổ tố đó…

(2) Tuy hai ngôn ngữ đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nhưng qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trật tự cụm động từ trong hai ngôn ngữ không phải tương đương giống nhau trong mọi trường hợp, mà nó cũng có hiện tượng đan chéo với nhiều khác biệt, ví dụ:

 – Trong tiếng Việt, giới từ cùng với các thành phần ngữ nghĩa như đối tác, tiếp thể, lợi thể, công cụ có thể đứng sau động tự, nhưng trong tiếng Hán hiện đại không có trật tự này. Trong tiếng Việt thành phần thụ động có thể đứng giữa động từ và thành phần bổ tố biểu thị kết quả, nhưng trong tiếng Hán hiện đại cũng không có loại trật tự này. Thực tế những trật tự này trong tiếng Việt lại có thể tìm được trật tự tương đương trong tiếng Hán cổ.

  – Sau khi khảo trật tự động từ khi cùng xuất hiện với thành phần ngữ nghĩa và thành phần bổ tố thì chúng tôi đã tìm ra nhiều trật tự điển hình chứng minh tiếng Hán thuộc ngôn ngữ có kết cấu nghịch còn tiếng Việt lại thuộc ngôn ngữ có kết cấu thuận.

 – Hai ngôn ngữ tuy cùng một loại hình ngôn ngữ đơn lập nhưng mỗi ngôn ngữ vẫn có những đặc trưng ngôn ngữ riếng , điều này đã dấn đến những khác biệt trong trật tự của hai ngôn ngữ. Ngoài ra có thể thấy, trong cụm động từ tiếng Hán giới từ và trợ từ được sử dụng để liên kết động từ với các thành phần ngữ nghĩa và thành phần bổ tố có tần suất sử dụng cao hơn trong tiêng Việt.

(3) Ngoài trật tự thông thường, chúng tôi đã khảo sát đối chiếu trật tự cụm động từ đặc biệt trong hai ngôn ngữ như cụm động từ biểu thị tồn hiện, cụm động từ biểu thị bị động và một số hiện tượng biến đổi trật tự từ, về cơ bản đã tìm được nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng cũng nhiều khác biệt mà nguyên nhân là do có thể trong tiếng Hán loại trật tự này là đặc thù nhưng trong tiếng Việt loại trật tự đó lại là thông thường.

(4) Rất nhiều trường hợp trật tự động từ thông thường và trật tự động từ đăc thù của hai ngôn ngữ đều chịu sự chế ước của thành phần ngữ nghĩa.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề đối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt trước hết là trật tự cụm động từ.

– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hán, đặc biệt là trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

   Nghiên cứu lỗi sai người học tiếng Hán ở Việt Nam thường mắc phải về trật tự cụm động từ tiếng Hán và biện pháp khắc phục.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1). Phùng Thị Thu Trang (2017). 汉语动词词组的一些常规语序与越南学生动词词组语序偏误分析. Kỷ yếu “Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất –ĐHNN-ĐHQGHN ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 627- 633 (ISBN 978-604-62-9306-4).

(2). Phùng Thị Thu Trang (2018). 现代汉语句子语序与句义的关系-跟越南语对比. Kỷ yếu “ Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất –ĐHNN-ĐHQGHN”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 734 – 739 (ISBN 978-604-62-6097-4).

(3). Phùng Thị Thu Trang (2019). 汉、越动词词组语序研究综述. Kỷ yếu “ Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho HVCH & NCS lần thứ hai ” –ĐHNN-ĐHQGHN), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 833- 838 (ISBN 978-604-9870-81-1).

Hà Nội, ngày 11  tháng 5 năm 2020

   Nghiên cứu sinh

 

 

Phùng Thị Thu Trang

INFORMATION ABOUT THE DISSERTATION  

  1. Full name of researcher: Phung Thi Thu Trang
  2. Gender: Female
  3. DOB: 6/8/1983
  4. POB: Hanoi
  5. Decision recognizing researcher No. 2331/QĐ-ĐHNN dated 23/12/2016
  6. Changes in the academic process: None
  7. The topic of the dissertation: 汉、越动词词组语序对比研究 (Comparing verb phrases in Chinese and Vietnamese)
  8. Major: Chinese language
  9. Code: 9220204.01
  10. Scientific instructors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Hoang Anh & Dr. Vu Thi Ha
  11. Summary of dissertation:

  (1) Chinese and Vietnamese are both isolating languages. They rely on the order of words and adjectives to express grammatical meanings, so when examining the order of verbs and their semantic components or verbs and their modifiers, a lot of similarities in the two languages are found, for example:

 – Regarding the order of verbs and their semantic components: in two languages, the tri-verbs or bi-verbs must use prepositions to derive their semantic components. The position of prepositions and semantic components such as places, tools… are located before the verbs. The time components regularly do not use prepositions and can be placed before or after the execution component but must be before the verb, the result expression and the passive component usually come after verbs.

– About the order of the verbs and their complementary components: in two languages, there are many similarities: the verbs come before modifier representing result, the modifier indicating number, the modifier showing trends; verbs usually stay after the modifier indicating frequency, the modifier showing status; when the verb is combined with a modifier indicating status and a modifier indicating level, the verb can be preceded or followed by the modifier.

(2) Although the two languages belong to the isolating language type, verb phase order in the two languages is not the same in every case. They show cross-linking cases with many differences, for example:

 – In Vietnamese, prepositions and semantic components such as places, tools may come after verbs, but in modern Chinese, this order does not exist. In Vietnamese, the passive component can stand between the verb and the modifier indicating result, but in modern Chinese, there is no such order. In fact, these orders in Vietnamese can find an equivalent order in ancient Chinese.

  – After examining the verb order when they come with semantic components and modifiers, many typical orders are found that prove that Chinese is a language with a negative structure while Vietnamese have a positive structure.

 – The two languages are in the same type of isolating language, but each language still has its own linguistic characteristics, which leads to differences in the word order of the two languages. In addition, it can be seen that the Chinese verb phrases, prepositions and auxiliary verbs are used to link verbs to semantic components and modifiers with a higher frequency of use in Vietnamese.

(3) In addition to the normal order, the dissertation investigated and compared the order of special verb phrases in two languages, such as verb phrase indicating the existence, the passive verb phrase, and some phenomenon of changing word order. Basically there are many similarities, but they are also very different because in Chinese this kind of order is specific but in Vietnamese that kind of order is normal.

(4) Many cases of the regular verb order and the specific verb order of the two languages are subject to the semantic component convention.

  1. Practical applicability

– The results of the research contribute to providing a theoretical and practical basis for the issue of comparing Chinese with Vietnamese, firstly the verb phrase order.

– The research results can be applied to the process of researching and teaching the Chinese language, especially in teaching Chinese grammar.

  1. Further research directions:

Studying mistakes of Chinese language that Vietnamese learners often make about the order of Chinese verb phrases and how to overcome

  1. The published works related to the dissertation:

(1). Phung Thi Thu Trang (2017). 汉语动词词组的一些常规语序与越南学生动词词组语序偏误分析. Yearbook The first national scientific conference for students and researchers –ULISHNU ”, Hanoi National Publishing House, 627- 633 (ISBN 978-604-62-9306-4).

(2). Phung Thi Thu Trang (2018). 现代汉语句子语序与句义的关系-跟越南语对比. Yearbook The first national scientific conference for students and researchers –ULISHNU”. Hanoi National Publishing House, 734 – 739 (ISBN 978-604-62-6097-4).

(3). Phung Thi Thu Trang (2019). 汉、越动词词组语序研究综述. Yearbook The second national scientific conference for students and researchers –ULISHNU), Hanoi National Publishing House, 833- 838 (ISBN 978-604-9870-81-1).

Hanoi, May 2020

  Researcher

 

Phung Thi Thu Trang