Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Bùi Thị Ngọc Lan chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp khóa QH2014

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Bùi Thị Ngọc Lan chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp khóa QH2014, cụ thể như sau:

Tên đề tài luận án:

Etude des expressions idiomatiques se référant aux émotions en français et en vietnamien selon la linguistique cognitive / Nghiên cứu về thành ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Pháp và tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Thời gian:                  08 giờ 00 phút, thứ 5 ngày 16  tháng 5 năm 2019

                                    Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Thông tin về luận án tiến sĩ

Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thị Ngọc Lan 2. Giới tính: Nữ

  1. Ngày sinh: 06/11/1983 4. Nơi sinh: Thái Bình
  2. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014
  3. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: chỉnh sửa tên đề tài luận án

Tên đề tài luận án trước khi thay đổi:

Les implicites culturelles dans l’expression idiomatique en français et en vietnamien/ Hàm ngôn văn hóa trong thành ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt

Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa:

Etude des expressions idiomatiques se référant aux émotions en français et en vietnamien selon la linguistique cognitive / Nghiên cứu thành ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Pháp và tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

  1. Tên đề tài luận án:

Etude des expressions idiomatiques se référant aux émotions en français et en vietnamien selon la linguistique cognitive / Nghiên cứu về thành ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Pháp và tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp
  2. Mã số: 9220203.01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Minh
  4. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm mục đích phân tích so sánh ẩn dụ ý niệm cảm xúc, giới hạn trong ba loại hình cảm xúc vui, buồn và giận, được thể hiện trong thành ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lý thuyết về ẩn dụ tri nhận, tác giả thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt của hai dân tộc trong việc ý niệm hóa những cảm xúc được nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu này, 738 thành ngữ (380 tiếng Pháp và 358 tiếng Việt) được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ điển thành ngữ thông dụng, từ điển trực tuyển và một số bài viết chuyên khảo trong cả hai thứ tiếng.

Nghiên cứu này đã mang lại những kết quả sau:

– Đầu tiên, luận án đã cung cấp minh chứng rằng nhìn chung những miền nguồn có xu hướng cụ thể thường được áp dụng để diễn đạt trạng thái tình cảm trừu tượng. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng một tập hợp các mô hình ý niệm cảm xúc. Trong số đó, một số mô hình ẩn dụ ý niệm đã được công bố trong những nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực này, bên cạnh đó, một số đã được chỉ ra trên cơ sở phân tích của luận án.

– Luận án phát hiện ra rằng nhiều ẩn dụ ý niệm cảm xúc được thảo luận ở đây có mặt trong cả hai ngôn ngữ. Các miền nguồn cảm xúc cơ bản được khảo sát bao gồm VẬT CHỨA, PHƯƠNG HƯỚNG, ĐỘNG VẬT và MÀU SẮC. Sự tương đồng trong biểu hiện ẩn dụ ý niệm cảm xúc của thành ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt xuất phát từ việc thành ngữ của cả hai ngôn ngữ đều sử dụng kinh nghiệm nghiệm thân, các mô hình ẩn dụ tri nhận phổ quát và các mô hình văn hóa chung của nhân loại. Những mô hình này được chia sẻ bởi nhiều ngôn ngữ vì tất cả con người đều trải nghiệm một số hiệu ứng sinh lý cảm xúc bất kể nền văn hóa và sự khác biệt ở mỗi cá nhân.

– Hơn nữa, trong các thành ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt, những cảm xúc được chọn được thể hiện qua những ẩn dụ ý niệm chung tương đồng, nhưng ở cấp độ cụ thể mỗi ẩn dụ lại mang dấu ấn đặc trưng của hai ngôn ngữ.

– Ngoài ra, một số miền nguồn đặc trưng cho từng loại cảm xúc cũng được xem xét và phân tích đối chiếu. Xuất phát từ môi trường địa lý, từ quan niệm về giá trị, từ lối suy nghĩ, các học thuyết đã ăn sau bén rễ trong hai nền văn hoá và cách nhìn nhận thế giới của hai dân tộc, những ẩn dụ ý niệm về niềm vui, nỗi buồn hay sự giận giữ trong tiếng Pháp và tiếng Việt đều mang những nét đặt trưng riêng.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

– Phân tích có thể giúp những người quan tâm hiểu thêm về bản chất của ẩn dụ tình cảm. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu liên quan đến cảm xúc và ẩn dụ ý niệm trong nhiều loại văn bản khác nhau như văn bản văn học, văn bản báo chí,…

– Việc so sánh những mô hình ẩn dụ giúp chúng ta hiểu cách mà qua đó hai dân tộc Pháp và Việt ý niệm hóa cảm xúc vui, buồn và giận, cách họ suy nghĩ về cũng như hành động bởi lẽ ẩn dụ không chỉ đơn thuần là một phép tu từ mà còn là một phần của tư duy, suy nghĩ và hành động. Những phát hiện của nghiên cứu có thể góp phần hỗ trợ giao tiếp liên văn hóa ở một mức độ nào đó qua việc làm sáng tỏ mối quan hệ nội tại giữa ngôn ngữ, tri nhận và văn hóa.

– Kết quả của luận án có thể được áp dụng trong quá trình dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy hay dịch thành ngữ nói riêng.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Có nhiều câu hỏi vẫn để ngỏ hoặc chỉ được trả lời một phần trong luận án này. Việc đi sâu tìm hiểu các ý niệm tình cảm khác, những ứng dụng vào việc giảng dạy thành ngữ hay biên soạn từ điển thành ngữ song ngữ và giáo trình dịch thuật cũng là những hướng nghiên cứu mở. Ngoài ra, những nghiên cứu sâu hơn có thể đòi hỏi xem xét ẩn dụ ý niệm cảm xúc ở góc độ khác như nhân chủng học hay xã hội học.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  2. BÙI Thi Ngọc Lan (2017), Ý niệm cảm xúc Buồn trong thành ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam. Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-8164-1, tr 227 – 237).
  3. BÙI Thi Ngọc Lan (2018), Ẩn dụ ý niệm VUI trong thành ngữ tiếng pháp và tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-961-677-8, tr 342 – 350).

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

Full name: BUI Thi Ngoc Lan 2. Sex: Female

  1. Date of birth: 06/11/1983 4. Place of birth: Thai Binh
  2. Admission decision number: 2019/QĐ-ĐHNN dated 31/12/2014
  3. Changes in the academic process: Renaming the thesis

Thesis title before the change: Cultural connotation in idiomatic expression in French and Vietnamese

Thesis title after the change: Study of idiomatic expressions referring to emotions in French and Vietnamese according to cognitive linguistics

  1. Official thesis title: Study of idiomatic expressions referring to emotions in French and Vietnamese according to cognitive linguistics
  1. Major: French linguistic
  2. Code: 9220203.01
  3. Supervisor: Asso.Prof TRINH Van Minh., PhD
  4. Summary of the new findings of the thesis:

This work aims to provide a confrontative analysis of conceptual metaphors of emotion, limited to three selected concepts including happiness, sadness and anger expressed in the French and Vietnamese idioms. With the guidance of the cognitive methodological framework, and, in particular, the cognitive theory of metaphor, the author discusses the similarities and mismatches in conceptualizing these emotions. For the purpose of the study, 738 idioms (380 in French et 358 in Vietnamese) were collected from different sources as dictionary and article in the two languages.

This research has contributed to metaphor studies from different perspectives.

  • To start with, one of the tangible findings of this thesis is the formulation of a set of conceptual schemata. Some of them had been formulated earlier in the literature on the subject, however, some have been formulated on the basis of the analysis carried out in this work.
  • It has been discovered that many of the metaphorical entailments discussed here are present in both languages. The basic source domains selected for the survey include CONTAINER, ORIENTATION, ANIMAL and COLOR. It has been argued that these similarities in conceptualizing and expressing the abstract concept of happiness, sadness, and anger in terms of more concrete domains are experientially motivated and bodily derived. They tend to be shared by the two languages since all humans experience the same physiological effects of happiness regardless of their cultures and individual differences.
  • Furthermore, this may be interpreted as clear evidence that in the French and Vietnamese idioms, the conceptualization of selected emotions is comparable on the level of general metaphorical patterns, but in the specific realizations of these patterns (i.e. on the level of individual idiomatic expressions), it is far more language-specific.

– On the other hand, a number of source domains peculiar to each type of emotion are also reviewed and analyzed. The study has pinpointed some differences among two languages with respect to the conceptualizations of emotions. The differences in phraseology, on its lexical or cultural level, as well as in references to various historical or social facts geographic environments, personalities, value, concepts, thinking modes and views of the world… prove that each language is, in fact, a unique phenomenon, very often inexpressible by means of another tongue.

  1. Practical applicability:

– The analysis can help people further understand the nature of emotional metaphors. Research results can be used as the basis for studies related to emotions and the means of expressing emotions in various types of texts such as literary texts, press texts,…

– By comparing metaphors, one reveals how two linguistic communities express their conceptualizations of happiness, sadness, and anger, how they think about it and how they act with respect to it simply because metaphor is not a mere linguistic device; rather it is a matter of language, thought and action. The findings of the study are also expected to help facilitate cross-cultural communication to a certain extent by shedding light on the closely related intrinsic relations between language, mind, and culture.

– The outcome of the thesis can be applied in the process of teaching foreign languages ​​in general and teaching idiom or in particular.

  1. Suggestions research directions:

It must be said that there are many relevant questions that either remain untouched or only partially answered in this thesis. An interesting further step forward could be to make an attempt and carry out in-depth analyses of the phraseology of other emotions in other natural languages. Further research would also require a deeper sociological and anthropological angle.

  1. Thesis – related publications:
  2. Bui Thi Ngoc Lan (2017), Analysis of the metaphorical Conceptualization of Sadness in French and Vietnamese emotions, Proceedings of the National Workshop on “Research and Teaching Foreign Languages, Linguistics and International Studies in Vietnam”, Vietnam National University Publishing House, Hanoi (ISBN: 978-604-62-8164-1, tr 227 – 237).
  3. Bui Thi Ngoc Lan (2018), Conceptual metaphor of happiness in French and Vietnamese idioms, Proceedings of the National Workshop on “Research and Teaching Foreign Languages, Linguistics and International Studies in Vietnam”, Vietnam National University Publishing House, Hanoi (ISBN: 978-604-961-677-8, tr 342 – 350).

Hanoi, 25th March 2019

PhD Student 

BUI Thi Ngoc Lan

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Pháp, xin xem tại đây!

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!