Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Hoàng Trà My chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2014

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Hoàng Trà My chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2014, cụ thể như sau:

Tên đề tài: Conversational opening and closing in office setting: A study based on American and Vietnamese movies (Mở thoại và kết thoại trong văn phòng: Nghiên cứu trên cứ liệu phim Mỹ và phim Việt)

Người thực hiện: HOÀNG TRÀ MY

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh;

Mã số: 9220201.01;  Khóa: QH.2014

Cán bộ hướng dẫn: GS. Hoàng Văn Vân

Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn – Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời gian : 08h00 thứ Năm, ngày 24 tháng 01 năm 2019.

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Trà My
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/01/1987
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2019/QĐ-ĐHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
– Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 11 năm 2019
7. Tên đề tài luận án: Mở thoại và kết thoại trong văn phòng: Nghiên cứu trên cứ liệu phim Mỹ và phim Việt.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
9. Mã số: 9220201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
– Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Văn Vân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Nghiên cứu nhằm tìm ra, so sánh và đối chiếu cách thức người Mỹ và người Việt mở và kết thoại trong bối cảnh văn phòng với sự tập trung vào cấu trúc và chiến lược. Nghiên cứu đã tìm ra một số kết quả đáng chú ý. Xét về cấu trúc, một đoạn mở thoại và kết thoại trong cả hai ngôn ngữ được cấu thành giống như một chỉnh thể với phần mở, phần thân và phần kết. Đặc biệt, không giống cấu trúc mở và kết thoại được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu trước đây, đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt mở thoại bằng bốn chuỗi, bao gồm hồi đáp, chào hỏi, đưa đẩy và nêu chủ đề và kết thoại qua ba chuỗi, đó là kết thúc chủ đề, tiền kết thoại và kết thoại cuối cùng.
Thông thường, để mở hoặc kết thoại, người Mỹ và người Việt có thể sử dùng một chuỗi hoặc kết hợp nhiều chuỗi. Đặc biệt, các đối tượng giao tiếp trong cả hai ngôn ngữ đều có xu hướng tránh mở và kết thoại quá dài bởi đây là những cuộc thoại bàn về công việc lại trong bối cảnh văn phòng. Tuy nhiên, so với tiếng Anh, mở thoại và kết thoại trong tiếng Việt có vẻ phức tạp và đa dạng hơn do việc sử dụng nhiều chuỗi hơn
trong mỗi đoạn.
Xét về chiến lược, nghiên cứu phân tích chiến lược trong từng chuỗi mở thoại và kết thoại và tìm ra một số kết quả đáng chú ý. Trước hết, có một số chiến lược được dùng trong cả mở và kết thoại. Những chiến lược này liên quan đến đối tượng giao tiếp, cuộc thoại và bối cảnh xung quanh. Thêm nữa, mặc dù tính trang trọng của hội thoại giữa nhân viên và cán bộ quản lý trong bối cảnh văn phòng, các đối tượng giao tiếp trong cả hai ngôn ngữ lại có xu hướng tạo ra những chiến lược đưa đẩy hay chuyện phiếm trong cả mở thoại và kết thoại. Những chiến lược này nhằm diễn tả sự lịch sự và thiết lập cũng như củng cố mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp, nhờ vậy, nâng cao hiệu quả công việc. Đặc biệt, thông qua việc sử dụng những chiến lược mở và kết thoại, khoảng cách quyền lực giữa nhân viên và cán bộ quản lý được bộc lộ một cách rõ ràng trong cả hai ngôn ngữ. Do sự chênh lệch về quyền lực, nhân viên và cán bộ quản lý có
xu hướng dùng những chiến lược khác nhau để mở và kết thoại.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả của nghiên cứu có thể giúp người Việt đang làm ở những công ty hay doanh nghiệp nước ngoài có thể mở và kết thúc một cuộc thoại với sếp của họ một cách tự nhiên, lịch sự và hiệu quả. Quan trọng hơn, kết quả của nghiên cứu còn góp phần định hướng cho quá trình dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Những nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp cận lĩnh vực mở thoại và kết thoại theo một số hướng như ghi âm hoặc quay phim những cuộc thoại tự nhiên để nghiên cứu, nghiên cứu cả ngôn ngữ ngôn từ và phi ngôn từ, nghiên cứu những cuộc thoại của những cặp giao tiếp khác nhau ở văn phòng từ đó tìm ra sự tác động của các mối quan hệ lên ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình mở thoại và kết thoại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Hoàng Trà My (2016), “Nonverbal strategies used in closing a conversation at offices by English and Vietnamese staff and managers”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Đại học Đà Nẵng, 103(6), tr. 93-97.
2. Hoàng Trà My (2016), “Những chiến lược kết thúc hội thoại ở văn phòng giữa nhân viên và người quản lý bằng tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ – Trường Đại học Hà Nội, 49, tr. 13-26.
3. Hoàng Trà My (2017), “Conversational opening sequences in English and Vietnamese conversations at offices”, Tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, 1(2), pp. 65-78.
4. Hoàng Trà My (2017), “Nonverbal strategies used in opening a conversation at office settings by English and Vietnamese staff and managers”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia 2017: Nghiên cứu và giảng dạy bản ngữ, ngoại ngữ và khu vực học trong thời kỳ hội nhập, tr. 174-178.
5. Hoàng Trà My (2017), “Verbal strategies used in opening a conversation in office settings by English and Vietnamese staff and managers”. VNU Journal of Foreign Studies, 33(6), tr. 65-77.

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh xin xem tại đây!

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!