Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá tổng thể luận án tiến sĩ ở đơn vị chuyên môn của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Trang khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN tổ chức Hội đồng đánh giá tổng thể luận án tiến sĩ ở đơn vị chuyên môn của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Trang khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, cụ thể:

Đề tài: The conceptual metaphor of the Vietnam War in American press (Ẩn dụ ý niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam trong báo chí Mỹ)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh;
Mã số: 9220201.01;
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
Nghiên cứu sinh: Khóa QH.2018.2
Cán bộ hướng dẫn 1: GS. Nguyễn Hòa;
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Huỳnh Anh Tuấn
Thời gian: 14h30, thứ Sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Địa điểm: Phòng 101 – A3, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 24/3/1982
  4. Nơi sinh: Hải Dương
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2435/QĐ-ĐHNN, ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 1813/QĐ-ĐHNN ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ cho phép NCS gia hạn học tập

  1. Tên đề tài luận án:

Tiếng Anh: The conceptual metaphor of the Vietnam War in American press

Tiếng Việt: Ẩn dụ ý niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam trong báo chí Mỹ

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
  2. Mã số: 01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1:  GS.TS. Nguyễn Hoà

Cán bộ hướng dẫn 2:  TS. Huỳnh Anh Tuấn

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án tích hợp khung Ẩn dụ đa tầng (MLV– Kövecses, 2017) vào khung Phân tích ẩn dụ phê phán (CMA– Charteris-Black, 2004) để khám phá cách ý niệm hóa ẩn dụ mang tính phê phán và năng động về chiến tranh Việt Nam thông qua phân tích các ẩn dụ ý niệm trong các bài viết của phóng viên chiến trường Mỹ khi cuộc chiến diễn ra. Một số kết quả mới đạt được như sau:

Nghiên cứu đã diễn giải những ý niệm đa dạng về chiến tranh Việt Nam, trong đó hơn một nửa của 25 ẩn dụ kiến tạo về chiến tranh tìm thấy trong dữ liệu chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Tám ẩn dụ chủ đạo khắc hoạ cuộc chiến bao gồm CHIẾN TRANH VIỆT NAM LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH/ CÔNG VIỆC KINH DOANH/ MỘT SỰ VẬT/ MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN/ ĐỊA HÌNH/ CUỘC CẠNH TRANH/ NGHỆ THUẬT/ SỰ CHUYỂN ĐỘNG. Phân tích dữ liệu cho thấy hầu hết các hệ tư tưởng phía sau ẩn dụ đều gần với quan điểm phản chiến. Chiến tranh được ý niệm hóa như một sự kiện nguy hiểm, thảm khốc, không thể kiểm soát được với những hậu quả đau thương kéo dài. Cả hai bên đều là nạn nhân, đứng trước khả năng mất tất cả trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành lấy chiến thắng cuối cùng. Bên cạnh thái độ cảnh báo, chỉ trích đối với cuộc chiến, thông điệp cần giữ bình tĩnh, có thái độ mở trước chiến tranh luôn có nhiều biến động, thận trọng, lên kế hoạch kỹ càng, có trách nhiệm khi tham chiến đều được ngầm truyền tải.

Khung khái niệm được đề xuất của CMA-MLV đã lấp đầy khoảng trống về sự thiếu hụt một khung nghiên cứu tận dụng sự cân bằng tối ưu giữa các khía cạnh ngữ dụng (CMA) và tri nhận (MLV). Một mặt, khung nghiên cứu này chỉ ra các hệ tư tưởng thúc đẩy sự lựa chọn ẩn dụ bằng cách kết hợp các đánh giá ở khía cạnh tri nhận với các yếu tố ngữ cảnh (CMA). Mặt khác, nó làm sáng tỏ tính năng động của sự ý niệm hoá thông qua bốn cấp độ, từ tri nhận nghiệm thân đến ý nghĩa ẩn dụ trong diễn ngôn (MLV). Điều thú vị là, khung nghiên cứu gợi ý rằng các hệ tư tưởng đều xuất hiện ở bốn cấp độ ý niệm và được chi tiết hoá dần từ lược đồ hình ảnh đến miền, khung và không gian tinh thần.

Khung phân tích CMA-MLV trong nghiên cứu với các giai đoạn rõ ràng, ví dụ phù hợp và ghi chú cẩn thận về các trường hợp đặc biệt là một công cụ hữu hiệu để các nhà nghiên cứu phân tích ẩn dụ một cách nhất quán và đáng tin cậy. Đặc biệt, khung này đưa ra ba nguyên tắc khả thi để kiến tạo miền nguồn – một thách thức lớn trong nghiên cứu ẩn dụ và một quy trình dễ thực hiện để xây dựng bốn cấp độ ý niệm trong khung MLV mới được giới thiệu gần đây.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Thứ nhất, trong bối cảnh nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói riêng và ngôn ngữ học tri nhận nói chung ở Việt Nam, nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo có giá trị kịp thời. Ở thời điểm hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam đều được thực hiện trên khung lý thuyết ban đầu của ẩn dụ ý niệm (CMT) của Lakoff & Johnson (1980) vốn thường xuyên bị chỉ trích về vấn đề phương pháp luận. Nghiên cứu này giúp các nhà nghiên cứu, người dạy và người học bắt kịp những bước phát triển mới của nghiên cứu ẩn dụ ý niệm.

Thứ hai, nghiên cứu cũng có thể được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn để xác định, diễn giải và giải thích ẩn dụ ý niệm bằng cách sử dụng khung tích hợp CMA-MLV nhằm hiểu rõ hơn cả về hệ tư tưởng phía sau ẩn dụ và cấu trúc đa tầng của ẩn dụ.

Thứ ba, những phát hiện về các ý niệm ẩn dụ trong nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các hệ tư tưởng chủ đạo đều có xu hướng phản chiến, điều này có thể góp phần nâng cao sự đồng cảm và quá trình hàn gắn vết thương cho các nạn nhân từ cả hai phía trong cuộc chiến.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong nghiên cứu tiếp theo, CMA-MLV có thể được áp dụng với các loại dữ liệu khác để tìm hiểu ý niệm của người Việt Nam hoặc bên thứ ba về chiến tranh Việt Nam. Các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu ẩn dụ như ẩn dụ một ánh xạ, ẩn dụ trực tiếp, ẩn dụ hỗn hợp, ẩn dụ và không gian hòa trộn có thể được tiếp tục nghiên cứu để hiểu sâu hơn về ẩn dụ ý niệm với vai trò là một cơ chế tri nhận.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2019). Discourse-based analytical framework to conceptual metaphor with an application to metaphors for the Vietnam War. Proceedings of 2019 International Graduate Research Symposium, 859–876. Hanoi: VNU Press.

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2020). How potential is cognitive linguistic in solving the relation between language and thought? Proceedings of 2020 International Graduate Research Symposium and 10th East Asia Chinese Teaching Forum,  36–46. Hanoi: VNU Press.

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2021). Critical metaphor analysis from multi-level view of conceptual metaphor, with an application to metaphors for the Vietnam War in American press. Proceedings of 2021 International Graduate Research Symposium, 490–503. Hanoi: VNU Press.

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2022). Criticisms on conceptual metaphor theory and current approaches to metaphor study – A literature review. Proceedings of 2022 ULIS National Conference, 690–704. Hanoi: VNU Press

Hà Nội, ngày  20 tháng 10 năm 2023

    Nghiên cứu sinh

          Nguyễn Thị Ngọc Trang

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 1. Full name: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

2. Sex: Female

3. Date of birth: March, 24th, 1982

4. Place of birth: Hải Dương

5. Admission decision number: 2435/QĐ-ĐHNN issued by the President of VNU University of Languages and International Studies, dated on November 19th, 2018

6. Changes in academic process: Extending the training (Decision No 1813/QĐ-ĐHNN dated on November 26th, 2021)

7. Official thesis title: The conceptual metaphor of the Vietnam War in American press (Ẩn dụ ý niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam trong báo chí Mỹ)

8. Major: English Linguistics

9. Code: 9220201.01

10. Supervisors:

Supervisor 1: Prof. Nguyễn Hoà

Supervisor 2: Dr. Huỳnh Anh Tuấn

  1. Summary of the new findings of the thesis:

The current study integrates the Multi-level View of Conceptual Metaphor (MLV– Kövecses, 2017) into the Critical Metaphor Analysis framework (CMA– Charteris-Black, 2004) to explore the critical and dynamic metaphorical conceptualization of the Vietnam War through an analysis of conceptual metaphors in the articles written by American war correspondents during the wartime. The study has come up with some new results as follows:

The study has construed diverse conceptualizations of the Vietnam War, in which more than half of the 25 metaphors constructed for the war are not mentioned in the previous studies. The eight dominant metaphors to portray the war include THE VIETNAM WAR IS A JOURNEY/ BUSINESS/ A NON-LIVING THING/ A NATURAL PHENOMENON/ TERRAIN/ COMPETITION/ ART/ MOVEMENT. Data analysis shows that almost all ideologies underlying these metaphors are close to anti-war position. The war is conceptualized as a dangerous, disastrous, uncontrollable event with long-lasting traumatic results. Both sides are the victims, facing the possibility of losing everything in a rigorous competition for the ultimate victory. Besides the warning and criticizing attitudes towards the war, a reminder of being calm and opened-minded when the war is always changeable and the message of being cautious, well-planned and responsible when participating in the war are implicitly conveyed.

The proposed conceptual framework of CMA-MLV fills the gap of lacking a framework utilizing optimal balance of pragmatic (CMA) and cognitive (MLV) dimensions. On the one hand, the framework reveals ideologies motivating metaphor choices when combining evaluations at cognitive dimension with contextual factors (CMA). On the other hand, it sheds light on the dynamic conceptualization via four levels of metaphor, from embodied cognition to metaphorical meaning in discourse (MLV). Interestingly, the framework suggests that ideologies are ingrained in all four conceptual levels and are elaborated with increasing specificity from image schema to domain, frame and mental space.

The adapted analytical framework of CMA-MLV with clear stages, relevant examples and careful notes on special cases is an effective tool for researchers to analyze metaphors in a consistent and reliable way. Especially, the framework offers three workable principles to formulate source domain – a major challenge in metaphor study and an easy-to-follow procedure to construct four conceptual levels in the newly introduced framework of MLV.

  1. Practical applicability:

Firstly, in the context of studying and researching into conceptual metaphors in particular and cognitive linguistics in general in Vietnam, the study is an in time resourceful reference. At the present time, most of the research into conceptual metaphors in Vietnam is conducted on the original framework of Conceptual Metaphor Theory (CMT) by Lakoff & Johnson (1980) which is frequently criticized for methodological issues. The present study enables researchers, teachers and learners to catch up with new developments of conceptual metaphor study.

Secondly, the current study can also be used as a guide document to identify, interpret and explain conceptual metaphors using the integrated framework of CMA-MLV in order to gain insights into both ideologies underlying metaphors and multi-level structure of metaphors.

Thirdly, the findings of metaphorical conceptualizations in the study indicate that almost all dominant ideologies have an anti-war tendency, which can contribute to enhancing empathy and the healing process for victims on both sides of the war.

  1. Further research directions:

In future research, the CMA-MLV may be applied to other kinds of data to investigate the Vietnamese or the third party’s conceptualizations of the Vietnam War. Different aspects of metaphor study such as one-shot metaphor, direct metaphor, mixed metaphor, metaphor and blended space can be further studied to gain a deeper understanding of conceptual metaphor as a cognitive mechanism.

  1. Thesis-related publications:

1 .Nguyễn Thị Ngọc Trang (2019). Discourse-based analytical framework to conceptual metaphor with an application to metaphors for the Vietnam War. Proceedings of 2019 International Graduate Research Symposium, 859–876. Hanoi: VNU Press.

  1. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2020). How potential is cognitive linguistics in solving the relation between language and thought? Proceedings of 2020 International Graduate Research Symposium and 10th East Asia Chinese Teaching Forum,  36–46. Hanoi: VNU Press.
  1. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2021). Critical metaphor analysis from multi-level view of conceptual metaphor, with an application to metaphors for the Vietnam War in American press. Proceedings of 2021 International Graduate Research Symposium, 490–503. Hanoi: VNU Press.
  2. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2022). Criticisms on conceptual metaphor theory and current approaches to metaphor study – A literature review. Proceedings of 2022 ULIS National Conference, 690–704. Hanoi: VNU Press

Hanoi, 20/10/2023

  PhD Candidate

 

Nguyễn Thị Ngọc Trang