Thông báo về việc chấm chuyên đề tiến sĩ của NCS Lê Thị Phương Lan

Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch chấm chuyên đề tiến sĩ của NCS Lê Thị Phương Lan như sau:

Chuyên đề Bài luận tổng quan:

Thời gian: 08 giờ 30 phút, thứ  4  ngày 05 tháng 4 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Phương Lan; Khóa: 22 (2014-2017)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp; Mã số: 62.22.02.03

THÔNG TIN VỀ CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

L’ÉTUDE LINGUISTIQUE DES ÉMOTIONS

Notre recherche dont l’enjeu est  l’expression des émotions dans le discours est inscrite dans le domaine des sciences du langage. Adoptant une approche discursive, nous envisageons de détecter les procédés aptes à traduire les émotions des personnages dans deux romans de Camus, L’Étranger et La Peste. Afin d’atteindre cet objectif, il serait nécessaire de faire une revue de littérature sur les études linguistiques des émotions. Ce panorama contribue  à la compréhension des concepts fondamentaux, permettant de construire une base théorique solide au travail d’analyse du corpus. Il s’articule en trois sections. La première partie présentera les définitions de quelques notions de bases telles que l’émotion, le sentiment et le pathos selon les dictionnaires et selon les linguistes. La deuxième partie retracera l’évolution dans l’étude linguistique des émotions depuis la stylistique de Bally jusqu’à la communication des émotions d’aujourd’hui. Située dans l’analyse du discours, notre recherche vise, dans la troisième partie, à éclairer deux niveaux discursifs des émotions qui sont l’émotion exprimée et l’émotion suscitée.

CẢM XÚC TRONG NGÔN NGỮ

Thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, luận án của chúng nhằm mục đích nghiên cứu phương thức biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn. Đi theo đường hướng phân tích diễn ngôn, chúng tôi tìm hiểu các phương tiện biểu đạt cảm xúc của nhân vật trong hai tiểu thuyết của nhà văn Albert Camus, Kẻ xa lạDịch hạch. Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu tổng quan về diễn đạt cảm xúc trong ngôn ngữ học là vô cùng cần thiết. Nó cho phép tìm hiểu những khái niệm cơ bản và xây dựng khung lý thuyết phục vụ quá trình phân tích dữ liệu trong giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu tổng quan của chúng tôi gồm ba phần. Phần một nghiên cứu các khái niệm cơ bản như «  tình cảm » (sentiment), « cảm xúc » (émotion), « cảm xúc khơi gợi ở người nghe » (pathos). Phần hai trình bày các đường hướng nghiên cứu cảm xúc trong ngôn ngữ học từ Charles Bally đến khuynh hướng nghiên cứu cảm xúc trong giao tiếp hiện nay. Phần ba tập trung làm rõ hai cấp độ của cảm xúc trong diễn ngôn, đó là cấp độ biểu đạt cảm xúc và cấp độ khơi gợi cảm xúc.

Kính mời cán bộ, giảng viên, học viên, ncs và cá nhân quan tâm tham dự!

Trân trọng thông báo!

 

 

 

 

 

Chuyên đề 1:

Thời gian: 9 giờ 30 phút, thứ  4  ngày 05 tháng 4 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Phương Lan; Khóa: 22 (2014-2017)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp; Mã số: 62.22.02.03

 

THÔNG TIN VỀ CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

 

TYPOLOGIE DES PROCÉDÉS D’EXPRESSION

DES ÉMOTIONS DANS LE DISCOURS

 

Située dans l’approche discursive, notre recherche vise à détecter les procédés aptes à traduire les émotions des personnages dans deux romans de Camus, L’Étranger et La Peste.

Afin d’atteindre cet objectif, il serait nécessaire d’établir une typologie des procédés d’expression des émotions dans le discours. Vu le caractère hétérogène et éclaté des moyens propres au langage des émotions, nous aurons  recours aux classements établis par les linguistes afin de pouvoir proposer une typologie des procédés favorable à l’analyse du corpus. Aussi, choisirons-nous de présenter trois auteurs dont les perspectives de recherche sont plus ou moins diversifiées : Plantin, Eggs et Micheli. Cette diversité nous permet de confronter différents systèmes d’expression des émotions. Ceux-ci seront également éclaircis par les contributions d’autres linguistes comme Bally et Amossy. Nous parvenons enfin à dresser une typologie des procédés qui convient au corpus littéraire.

 

HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT CẢM XÚC

TRONG DIỄN NGÔN

 

Đi theo đường hướng phân tích diễn ngôn, nghiên cứu này nhằm tìm ra các phương tiện biểu đạt cảm xúc của nhân vật trong hai tiểu thuyết của nhà văn Albert Camus, Kẻ xa lạDịch hạch. Để đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên là thiết lập một hệ thống khái quát các phương tiện biểu đạt cảm xúc phù hợp với dữ liệu phân tích. Chúng tôi dựa vào cách phân loại của các nhà ngôn ngữ học như Plantin, Eggs và Micheli, những tác giả đã nghiên cứu cảm xúc dưới các góc độ khác nhau. Ngoài ba tác giả nêu trên, chúng tôi sẽ trình bày nghiên cứu của Bally và Amossy để làm rõ một số phương tiện đã được đề cập. Sự đa dạng trong cách phân loại cho phép có cái nhìn toàn diện hơn về các phương tiện biểu cảm. Từ đó chúng tôi đề xuất một hệ thống các phương tiện biểu đạt cảm xúc phù hợp với dữ liệu nghiên cứu là văn bản văn học.