Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tuyết Mai chuyên ngành Ngôn ngữ Anh Khóa QH2013

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng giới thiệu Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tuyết Mai chuyên ngành Ngôn ngữ Anh Khóa QH2013

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Tuyết Mai 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/11/1972 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4930/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2013
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên đề tài luận án
– Tên đề tài luận án trước khi thay đổi:
Medical Language in English and Vietnamese with Implications for English Vietnamese Translation of Medical Texts (Ngôn ngữ y khoa tiếng Anh và tiếng việt ứng dụng trong dịch thuật Anh-Việt
các văn bản y học)
– Tên đề tài luận án sau khi thay đổi: Medical case reports in English and Vietnamese: A genre-based analysis (Các báo cáo trường hợp lâm sàng tiếng Anh và tiếng Việt: Phân tích dựa vào
thể loại)
7. Tên đề tài luận án:
Medical case reports in English and Vietnamese: A genre-based analysis (Các báo cáo trường hợp lâm sàng tiếng Anh và tiếng Việt: Phân tích dựa vào thể loại)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
9. Mã số: 9220201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hùng Tiến
11. Tóm tắt các kết quả của luận án:
Trong nghiên cứu này, các bước thoại và các dấu hiệu từ vựng có trong các báo cáo trường hợp lâm sàng tiếng Anh và tiếng Việt được xem xét. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu được dùng để trả lời câu hỏi nghiên cứu là định lượng, định tính và đối chiếu. Các kết quả thu được trong nghiên cứu này củng cố thêm các kết luận chung sau đây:
– Thể loại diễn ngôn của các báo cáo ca bệnh có cấu trúc đặc trưng, bao gồm mười hai bước thoại với 21 bước tiểu thoại: M4, M7 và M15 xuất hiện dưới 60% nên được coi là các bước thoại không bắt buộc. Các bước thoại còn lại (M1, M2, M3, M5, M6, M8, M9, M10, M11, M12, M13 và M14) được coi là các bước thoại bắt buộc do xuất hiện trên 60%.
– Các báo cáo tiếng Việt dài hơn so với tiếng Anh. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải là do phương thức tư duy tổ chức (phi tuyến) của Phương Đông (Châu Á) như Kaplan đã kết luận, mà là do văn bản tiếng Việt trình bày 2 nhiều thông tin hơn. Nói cách khác, người viết tiếng Việt có thể đồng thời trình bày nhiều hơn một ca bệnh trong một MCR.
– Mỗi bước thoại có các đặc điểm từ vựng chịu ảnh hưởng của mục đích của từng bước thoại, và trong một số trường hợp là ảnh hưởng của các đơn vị từ vựng cụ thể. Tuy nhiên, các đơn vị từ vựng được dùng trong các báo cáo tiếng Việt rõ ràng hơn và ngắn gọn hơn nhưng không đa dạng như các báo cáo tiếng Anh bởi vì có hiện tượng dùng lặp đi lặp lại các kiểu diễn đạt trong văn bản tiếng Việt. Phát hiện này cũng đối lập với kết quả nghiên cứu của Kaplan, bởi vì phương thức tư duy tổ chức của người viết văn bản châu Á không phải luôn luôn có tính chất phi tuyến.
– Các báo cáo tiếng Anh sử dụng nhiều động từ tường thuật hơn so với các báo cáo tiếng Việt. Nguyên nhân của điều này có thể là do cách dạy tư duy phản biện ở các nhà trường Việt Nam. Tuy nhiên, động từ tường thuật ở dạng chủ động được sử dụng nhiều hơn ở trong cả hai tập dữ liệu. Đây là cách thức đơn giản nhất để thể hiện ý tưởng của người viết, vì cách thức này tạo ra một hình ảnh rõ ràng trong tư duy của người đọc về việc ai đang làm việc gì.
Tóm lại, thể loại diễn ngôn của các báo cáo ca bệnh có cấu trúc đặc trưng, bao gồm mười hai bước thoại thông thường với 21 bước tiểu thoại. Mỗi bước thoại có một mục đích cụ thể, và có các đặc trưng ngữ pháp riêng biệt. Đồng thời, tác động của tiếng Anh như là một ngôn ngữ toàn cầu, quan điểm tu từ đối chiếu và cách dạy viết văn bản trong điều kiện Việt Nam là lời giải thích cho các điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu này góp phần làm tăng sự hiểu biết về các bước thoại và các dấu hiệu từ vựng và các yếu tố chủ đạo tạo thành việc triển khai các bước thoại trong thể loại diễn ngôn của các báo cáo trường hợp lâm sàng. Nghiên cứu về các bước thoại trong các bài báo nghiên cứu y khoa không phải là vấn đề mới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về thể loại diễn ngôn này. Do đó, nghiên cứu này hy vọng mang đến một số ứng dụng trong việc dạy kỹ năng viết ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sinh viên nhận biết được vai trò của động lực học tập và tư duy phản biện.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
– Nghiên cứu phần Kết luận của các báo cáo trường hợp lâm sàng
– Nghiên cứu trình tự của các bước thoại trong các báo cáo

– So sánh đồng thời cả 03 nguồn: Các báo cáo tiếng Anh do người bản ngữ
viết, các báo cáo do người nói tiếng Việt viết và các báo cáo tiếng Việt
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Vai trò của phân tích diễn ngôn đối với dịch thuật. Tạp chí Giáo dục và Xã hội. Số Đặc biệt, năm 2015.
2. Ứng dụng mô hình phân tích diễn ngôn trong dịch thuật văn bản y học. Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư – Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam. Số 5(49), năm 2017.
3. Các tổ hợp từ trong các báo cáo trường hợp tiếng Anh và tiếng Việt. Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư – Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam. Số 4 (54), năm 2018.
4. Move analysis of the case presentation section of English and Vietnamese medical case reports. (Phân tích các bước trong phần“Báo cáo ca bệnh”của các báo cáo trường hợp y học Tiếng Anh và Tiếng Việt). Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 6(273), năm 2018.

Thông tin luận án bằng tiếng Việt xin xem tại đây!

Thông tin luận án bằng tiếng Anh xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh xin xem tại đây!

Trân trọng thông báo!