Thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hùng
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội xin trân trọng giới thiệu thông tin luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hùng
Tên đề tài luận án: Secondary School Teacher’s Perception of Task-Based Language Teaching and Their Belief about the Current Series of English Textbooks (Nhận thức của giáo viên THPT về Phương pháp dạy học Tiếng Anh dựa vào nhiệm vụ và niềm tin của họ về bộ sách giáo khoa Tiếng Anh).
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Việt Hùng
- Giới tính: Nam
- Ngày sinh: 01/07/1981
- Nơi sinh: Thái Nguyên
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 3739/QĐ-SĐH ngày 03/11/2009 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 1 năm và tạm ngừng 1 năm
- Tên đề tài luận án: Secondary School Teacher’s Perception of Task-Based Language Teaching and Their Belief about the Current Series of English Textbooks (Nhận thức của giáo viên THPT về Phương pháp dạy học Tiếng Anh dựa vào nhiệm vụ và niềm tin của họ về bộ sách giáo khoa Tiếng Anh).
- Chuyên ngành: LL&PPGD Tiếng Anh
- Mã số: 62 14 01 11
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Văn Vân
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Nghiên cứu này tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên nhiệm vụ (TBLT) và niềm tin của giáo viên về bộ sách giáo Tiếng Anh khoa ban hành từ năm 2006. Nghiên cứu này được cho là có ý nghĩa vì kết quả của nó có thể gợi ý cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại khu vực Tây Bắc. Bằng cách sử dụng hệ phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu này kết hợp hướng nghiên cứu định lượng và hướng nghiên cứu định tính trong hai giai đoạn. Giai đoạn 1, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về TBLT thực hiện trên 475 đối tượng, và niềm tin của giáo viên bộ sách giáo Tiếng Anh thực hiện với 463 đối tượng. Ở giai đoạn 2, các nghiên cứu điển hình thực hiện với 30 trường hợp thông qua các cuộc phỏng vấn và quan sát lớp nhằm thu thập dữ liệu theo lát cắt ngang.
Kết quả chung là hai lĩnh vực được đánh giá trung bình và thực tế phổ biến kết quả trong giai đoạn 1 luôn cao hơn trong giai đoạn 2, nhưng không cụ thể như trong giai đoạn 2. Nói cách khác, kết quả cao hơn trong nghiên cứu khảo sát thông qua câu hỏi cho thấy giáo viên tự tin hơn vào nhận thức của họ về TBLT và niềm tin của họ về sách giáo khoa khi trả lời câu hỏi với các tùy chọn có sẵn; tuy nhiên trong giai đoạn 2, khi giáo viên trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách thụ động và đã được quan sát trong lớp học thì kết quả thấp hơn cũng là dễ hiểu. Bên cạnh đó, trong từng miền đo của nó và yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên.