Thông báo lịch họp chấm chuyên đề tiến sĩ và luận văn thạc sĩ ngành tiếng Trung Quốc
Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp chấm chuyên đề tiến sĩ và luận văn thạc sĩ ngành tiếng Trung Quốc như sau:
THÔNG BÁO LỊCH CHẤM CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ
Chuyên đề 1:
Thời gian: từ 14 giờ 00 phút, thứ 6 ngày 30 tháng 6 năm 2017
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Nghiên cứu sinh: PHẠM HỮU KHƯƠNG Khóa: 2015 – 2018
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 62.22.02.04
Tên chuyên đề: 汉、越文学作品中人物命名的相关研究综述
NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH ĐẶT TÊN CỦA NHÂN VẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
中、越两国姓名文化作为民族文化的组成部分,姓名文化与宗族血缘以及社会尊卑、风俗习惯等密切相关。两国文学作品中的人物命名方式丰富多样,对思想内容的表现起着举足轻重的作用。本文选择中国鲁迅、巴金、老舍和越南南高、阮公欢、吴必素等作家的文学作品人物命名特点为研究对象。从而了解到作家对作品心思内容阐述的用意。本文采取统计法、描写法、分析法、对比法等进行研究。近年来,中国学者对文学作品中人物命名的相关研究比较多。越南学者对文学作品中人物命名的相关研究到目前为止,其成就仍然比较薄弱。这些研究对我们的论文有很大的启发。
Văn hóa họ tên của Việt Nam, Trung Quốc là thành phần tạo nên văn hóa dân tộc, có quan hệ mật thiết với thứ bậc trong gia tộc cũng như phong tục tập quán, tôn ti trật tự trong xã hội. Cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm văn học hai nước rất đa dạng phong phú, có vai trò quan trọng trong thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Luận án lựa chọn đặc điểm tên các nhân vật trong tác phẩm văn học của các tác gia Trung Quốc như Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá và các tác gia Việt Nam như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố làm đối tượng nghiên cứu. Từ đó tìm hiểu dụng ý nghệ thuật của tác gia đối với nội dung tư tưởng của tác phẩm. Luận án áp dụng các phương pháp thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh để tiến hành nghiên cứu. Những năm gần đây, những nghiên cứu về đặt tên nhân vật trong tác phẩm văn học của các học giả Trung Quốc khá nhiều, còn những nghiên cứu về đặt tên nhân vật trong tác phẩm văn học của các học giả Việt Nam tới thời điểm hiện tại chưa thực sự có nhiều thành tựu. Những nghiên cứu của các học giả Việt Nam và Trung Quốc đã mang đến cho chúng tôi rất nhiều gợi mở có giá trị.
Chuyên đề 2:
Thời gian: từ 15 giờ 00 phút, thứ 6 ngày 30 tháng 6 năm 2017
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Nghiên cứu sinh: PHẠM HỮU KHƯƠNG Khóa: 2015 – 2018
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 62.22.02.04
Tên chuyên đề: 汉、越文学作品中人物命名的相关理论问题
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN VỀ CÁCH ĐẶT TÊN CỦA NHÂN VẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
这一专题主要对中、越两国人名尤其是文学作品的人物命名相关理论基础进行综述,以便为论文打下理论基础。首先,我们阐明中越两国关于姓名的概念、功能、起名的原则以及姓名与文化。第二项内容是阐明中国20世纪初期的社会风貌及其变迁,联系到越南的情况。在此基础上,对弄清文学作品人物命名概说。人物名字对作品思想内容表现所扮演的角色。本专题也对所选的六位作家的身世与创作事业作了简明扼要的介绍。同时,阐明姓名尤其是文学作品中的人物之名是一种文化符号。基于文学作品中人物命名也是一种艺术创作的手段,本文也针对修辞与文学作品中的人物命名之间的关系进行初步的分析。其中,特别着重于本论文相关的文学作品中人物命名的主要修辞艺术手法。从而加以体会到文学作品人物命名不但是语言文学而且还是语言文化相关的有趣研究课题。这些内容为文学作品的人物命名实际考察与分析提供理论依据。
Trong chuyên đề này chúng tôi tiến hành tổng hợp những cơ sở lí luận liên quan đến tên người, đặc biệt là tên nhân vật trong tác phẩm văn học của hai nước Việt-Trung, để đặt nền tảng cho cơ sở lí luận của luận án. Đầu tiên, chúng tôi làm rõ chức năng, khái niệm về họ tên, nguyên tắc đặt tên, họ tên và văn hóa của hai nước Việt-Trung. Nội dung thứ hai chúng tôi làm rõ sự thay đổi và diện mạo xã hội Trung Quốc trong đầu thế kỉ 20, liên hệ tới bối cảnh xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khái quát tên nhân vật trong tác phẩm văn học. Tên của nhân vật có vai trò quan trọng trong thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm văn học. Chuyên đề này chúng tôi cũng giới thiệu sơ lược về thân thế và sự nghiệp sáng tác của 6 tác gia đã lựa chọn nghiên cứu, đồng thời làm rõ họ tên đặc biệt là tên nhân vật trong tác phẩm văn học là một dạng kí hiệu văn hóa. Về vấn đề tên nhân vật cũng là một kĩ xảo sáng tác nghệ thuật, chúng tôi tiến hành phân tích sơ bộ mối quan hệ giữa tu từ và tên nhân vật trong tác phẩm văn học. Trong đó chúng tôi đặc biệt chú trọng thủ pháp nghệ thuật tu từ trong tên nhân vật của các tác phẩm văn học liên quan tới luận án. Từ đó, lĩnh hội sâu hơn tên gọi nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ là đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ, văn học mà còn là đề tài nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa rất thú vị. Căn cứu lí luận trong những nội dung này là căn cứ để khảo sát và phân tích thực tế về tên nhân vật trong tác phẩm văn học.
Chuyên đề 3:
Thời gian: từ 16 giờ 00 phút, thứ 6 ngày 30 tháng 6 năm 2017
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Nghiên cứu sinh: PHẠM HỮU KHƯƠNG Khóa: 2015 – 2018
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 62.22.02.04
Tên chuyên đề: 鲁迅、巴金、老舍、南高、阮公欢、吴必素 等作家文学作品中人物命名的考察
KHẢO SÁT TÊN CỦA NHÂN VẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA LỖ TẤN, BA KIM, LÃO XÁ, NAM CAO VÀ NGUYỄN CÔNG HOAN
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
这一专题对中国鲁迅、巴金、老舍和越南南高、阮公欢、吴必素作家文学作品人物命名进行考察分析。从实际的考察数据可见这六位作家的作品中人物世界丰富多样,人物命名方法五花八门。人物的名字在大多数情况下,还带有亲属称谓詞、职称名词、职业名词,甚至是通称用词等。但是本论文主要针对人物的纯粹名字进行探索分析。经过初步考察与分析,我们得知,对人物的命名也是一种艺术创作的手段。我们已经选择一些具有代表性的名字进行人物命名的修辞格分析,从而阐明人物命名对作品思想内容的表现所起的作用,加以肯定作家在创作中的才华。人物命名已经体现了作家对社会现实的细致观察与创造,充分映射了作家在艺术创作中的用意。以鲁迅、巴金、老舍为代表的中国现代文学和以南高、阮公欢、吴必素为代表的越南文学作品中的人物命名上,有异有同。其异同映射出两国的民族文化特色、社会面貌以及文学感受等方面的异同。关于文学作品中人物的命名研究既是有趣的语言课题又是文学与文化相关的课题。
Chuyên đề tiến hành khảo sát phân tích tên nhân vật trong tác phẩm văn học của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá và tên nhân vật trong tác phẩm văn học của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố. Từ số liệu khảo sát thực tế, có thể thấy được thế giới nhân vật của 6 tác gia vô cùng đa dạng phong phú, phương pháp đặt tên nhân vật cũng rất độc đáo, thú vị. Nhìn chung, tên gọi nhân vật thường mang từ chỉ thân tộc, từ chỉ nghề nghiệp, chức danh, thậm chí là thông xưng, v.v… tuy nhiên, luận án chủ yếu phân tích sâu những tên nhân vật tiêu biểu. Qua khảo sát và phân tích sơ bộ, chúng tôi nhận thấy, đặt tên nhân vật cũng là một kĩ xảo sáng tác nghệ thuật. Chúng tôi đã lựa chọn một số tên nhân vật có tính đại diện để tiến hành phân tích phép tu từ, từ đó làm rõ tác dụng của tên nhân vật trong thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm, đồng thời khẳng định nét tài hoa trong sáng tác nghệ thuật của các tác gia. Tên nhân vật đã thể hiện óc quan sát tỉ mỉ và sáng tạo của tác gia đối với hiện thực xã hội, phản ánh đầy đủ dụng ý trong sáng tác nghệ thuật của tác gia. Trên phương diện tên nhân vật, lấy Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá đại diện cho văn học Trung Quốc hiện đại và Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đại diện cho tác phẩm văn học Việt Nam, có cả tương đồng và khác biệt. Điều này cũng phản ánh sự giống nhau và khác nhau trên các phương diện cảm thụ văn học, diện mạo xã hội, nét đặc sắc văn hóa dân tộc v.v… của hai nước. Nghiên cứu tên nhân vật trong tác phẩm văn học là đề tài nghiên cứu ngôn ngữ đồng thời cũng chính là đề tài nghiên cứu văn học và văn hóa thú vị.
THÔNG BÁO BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài 1:
Thời gian: từ 14 giờ 00 phút, thứ 5 ngày 29 tháng 6 năm 2017
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ánh 2. Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 09/03/1990 4. Nơi sinh: Hải Dương
- Quyết định công nhận học viên số: 2008/QĐ-ĐHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2013
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
- Tên đề tài luận văn: Phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học kính từ “QING”
- Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Trung Quốc
- Mã số: 60140111
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Hồng Thu
- Tóm tắt các kết quả của luận văn:
– Nghiên cứu, phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi sử dụng kính từ “QING”
– Chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi khi dùng kính từ “QING” của sinh viên Việt Nam
– Đưa ra một số ý kiến tham khảo trong công tác giảng dạy kính từ “QING”
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
– Giúp sinh viên Việt Nam phân biệt được cách sử dụng kính từ QING và động từ QING, giúp sinh viên không mắc lỗi khi dùng kính từ QING.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
- Full name: Nguyen Thi Anh 2. Sex: Female
- Date of birth: 09/03/1990 4. Place of birth: Hai Duong
- Admission decision number: 2008/QĐ-ĐHNN, Dated: December 31. 2013
- Changes in academic process: None
- Official thesis title: Analyzing the errors of Vietnamese students when learning the polite word “QING”
- Major: Theory and Methodology of Chinese Language Teaching
- Code: 60140111
- Supervisors: Dr. Dinh Thi Hong Thu
- Summary of the findings of the thesis:
– Study and error analysis of Vietnamese students using the polite word “QING”
– Indicates the cause of the error when using the polite word “QING” of Vietnamese students
– Giving some reference in teaching polite word from “QING”
- Practical applicability, if any:
– Helps Vietnamese students distinguish the use of QING polite word and QING verb, helping students make no mistake when using QING polite word.
- Further research directions, if any: None
- Thesis-related publications: None
May 02, 2017
Signature: Nguyen Thi Anh
Đề tài 2:
Thời gian: từ 15 giờ 30 phút, thứ 5 ngày 29 tháng 6 năm 2017
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Họ và tên học viên: Phạm Thị Nhàn 2. Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 21/7/1987 4. Nơi sinh: Thái Nguyên
- Quyết định công nhận học viên số: 2008/QĐ-ĐHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2013
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
- Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ của từ vị giác “tián (ngọt)” và “kǔ (đắng)” trong tiếng Hán và tiếng Việt
- Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc 9. Mã số: 60220204
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
- Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã giúp cho các giảng viên, sinh viên và những người yêu thích tiếng Trung biết thêm về ẩn dụ từ vị giác “ngọt” và “đắng” trong tiếng Trung, liên hệ với tiếng Việt, từ đó có thể áp dụng vào quá trình giao tiếp.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể vận dụng vào quá trình giao tiếp ngôn ngữ bằng tiếng Trung và tiếng Việt.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không có
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Bài báo “Ẩn dụ từ vị giác ‘Tian’ trong tiếng Hán hiện đại”, đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ của Đại học Thái Nguyên.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
- Full name: Pham Thi Nhan 2. Sex: Female
- Date of birth: 21/7/1987 4. Place of birth: Thai Nguyen
- Admission decision number: 2008/QĐ-ĐHNN, Dated: December 31. 2013
- Changes in academic process: None
- Official thesis title: Comparison metaphor of taste “sweet” and “bitter” in Chinese and Vietnamese
- Major: Chinese 9. Code: 60220204
- Supervisors: Dr. Do Thi Thanh Huyen
- Summary of the findings of the thesis:
The thesis has helped Chinese lecturers, students and love Chinese people knowing more about the metaphor of “sweet” and “bitter” in Chinese, related to Vietnamese, which can then be applied in the process social communication.
- Practical applicability, if any: Can be used in the process of social communication in Chinese and Vietnamese.
- Further research directions, if any: None
- Thesis-related publications:
The article “Metaphor of sweet taste in modern Chinese”, published in the Journal of Science and Technology of Thai Nguyen University.
Date: 7/6/2017
Full name: Pham Thi Nhan
Trân trọng thông báo!