Thông báo lịch họp chấm chuyên đề tiến sĩ ngành tiếng Trung Quốc và luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp tháng 10 năm 2017

Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp chấm chuyên đề tiến sĩ ngành tiếng Trung Quốc và luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp như sau:

THÔNG BÁO LỊCH HỌP TIỂU BAN ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

 Chuyên đề 1:

Thời gian: từ 07 giờ 30 phút, thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

 Nghiên cứu sinh: ĐỖ THỊ THÚY HÀ                                         Khóa: 2015 – 2018

Chuyên ngành: LL&PP dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc    Mã số: 62140111

Tên chuyên đề bài luận tổng quan: 现代汉语目的范畴的研究综述

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHẠM TRÙ MỤC ĐÍCH TRONG TIẾNG HÁN

 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

人类活动一般是带着有目的性的,换句话说“目的”和 “行为”有着密切的关系。一般来说,人类在进行活动的时候,总是有较为清晰的目的的指向性,这种目的指向性,既体现在人类的认知思维中,也体现在语言表达中。

在现代汉语中,目的范畴以一个很重要的语义范畴的资格而存在,它不仅仅是一种表达形式,也是认知主体采取行为的依据。根据我们搜集语料中表达目的的情况来看,汉语表达目的的手段是多种多样的,既可以采用有标记形式,也可以采用无标记形式,还可以采用相对固定的构式。

另外,偏误分析是对汉语教学研究的主要手段之一,也是指导和改进对外汉语教学的有效方法之一。汉语学习者在习得现代汉语中一些表目的语句过程中常出现种种偏误,所以也有很多文章基于中介语语料库,对学生的偏误进行分析,试图找出偏误产生的原因,从而提出一些有关教学策略。

Hoạt động của con người là mang tính mục đích, hay nói cách khác, “mục đích” và “hành vi” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói chung, khi con người thực hiện hành động thì luôn có sự chỉ hướng về mục đích rõ ràng. Sự chỉ hướng mục đích này vừa thể hiện trong tư duy nhận thức, và cũng thể hiện qua ngôn ngữ.

Trong tiếng Hán hiện đại, phạm trù mục đích là một phạm trù khá phổ biến và quan trọng. Nó không chỉ thể hiện ở các hình thức biểu đạt mà còn thể hiện trong căn cứ để thực hiện hành vi của chủ thể nhận thức. Dựa trên những ngữ liệu mà chúng tôi đã thu thập được có thể thấy rằng, cách biểu đạt mục đích trong tiếng Hán là vô cùng đa dạng, bao gồm các từ, ngữ, câu và kết cấu cố định.

Bên cạnh đó, phân tích lỗi là một trong những thủ pháp chủ yếu trong nghiên cứu hoạt động dạy ngôn ngữ thứ hai, cũng là phương pháp hiệu quả để hướng dẫn và cải tiến việc dạy học. Trong quá trình học và vận dụng các phương thức biểu đạt “mục đích” trong tiếng Hán, người học không thể tránh khỏi mắc lỗi. Vì vậy, nhiều tác giả đã dựa trên nguồn ngữ liệu thu thập được về lỗi của người học, tiến hành phân tích, tìm ra nguyên nhân gây lỗi, từ đó đề xuất phương án dạy học hiệu quả.

Chuyên đề 2:

Thời gian: từ 08 giờ 30 phút, thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

 Nghiên cứu sinh: HỒ THỊ NGUYỆT THẮNG                   Khóa: 2015 – 2018

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc                           Mã số: 62.22.02.04

Tên chuyên đề bài luận tổng quan: 汉、越能性范畴表达方式的相关研究综述

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT KHẢ NĂNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

在人类的认识中,“可能”是一个显然存在的概念范畴。这种范畴投射到语言中来,以一定的语言表达方式来反映,形成了语言中能性范畴。现代汉语能性范畴除了用能性助动词以外,还可以用能性补语、能性形容词、能性副词等来表达能性意义。越南语主要通过能性副词、能性形容词、能性动词及“V+ được、nổi、xuể”)和“không(biết)chừng+分句”等来表达。

无论是在汉语本体研究还是对外汉语教学中,汉语能性范畴一直得到汉语研究界的关心和重视,很多学者就此问题发表了不少研究的论文。这些研究主要是从结构特点、语义分类、语用特点等方面入手,有的是对整个能性范畴系统进行研究,有的是对表达能性范畴的某个参与成员进行研究。至今也有些学者曾对越南能性范畴进行研究,但论文数量有限,而且较为零散。

本论文先探讨有关范畴、语义范畴等理论基础,再对汉语、越南语能性范畴研究现状进行综述,以找出目前关于能性范畴的研究,汉语、越南语——两种语言中在本体研究方面和教学方面上所得到的研究成果如何。

Trong ý thức của con người, “khả năng” là một phạm trù khái niệm tồn tại rõ ràng. Phạm trù này được phản ánh qua ngôn ngữ, được biểu đạt bằng những phương thức ngôn ngữ nhất định, từ đó hình thành nên phạm trù khả năng trong ngôn ngữ. Trong tiếng Hán hiện đại ngoài sử dụng trợ động từ khả năng, còn có thể sử dụng bổ ngữ khả năng, tính từ khả năng hoặc phó từ khả năng để biểu đạt phạm trù này; còn tiếng Việt thường sử dụng các phó từ khả năng, tính từ khả năng, động từ khả năng hoặc sử dụng cấu trúc “V+ được/ nổi/ xuể” và “không (biết) chừng + mệnh đề” để biểu đạt.

Trong cả nghiên cứu bản thể và nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán cho người nước ngoài thì phạm trù khả năng luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, đã có không ít những bài nghiên cứu về phạm trù này. Các nghiên cứu được tiến hành từ nhiều góc độ như đặc điểm cấu trúc, phân loại ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ dụng…Có một số nghiên cứu tiến hành với các phương thức biểu đạt trong phạm trù, cũng có những nghiên cứu chỉ tập trung vào một phương thức biểu đạt nhất định trong phạm trù. Trong tiếng Việt cũng đã có một số nghiên cứu về phạm trù khả năng, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và còn thiếu tập trung.

Bài viết trên cơ sở làm rõ lý luận liên quan về phạm trù, phạm trù ngữ nghĩa, từ đó tiến hành khảo cứu hiện trạng nghiên cứu phạm trù khả năng trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, nhằm tìm ra những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác nghiên cứu phạm trù này trong cả hai ngôn ngữ Trung – Việt.

Chuyên đề 3:

Thời gian: từ 09 giờ 30 phút, thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ THANH VÂN           Khóa: 2015 – 2018

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc                 Mã số: 62.22.02.04

Tên chuyên đề bài luận tổng quan: 汉、越语茶、酒命名的相关研究综述

TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÊN GỌI THƯƠNG PHẨM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN NGỮ LIỆU TÊN TRÀ VÀ TÊN RƯỢU)

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

中国是茶与酒的家乡,也是茶文化和酒文化的发源地,随着社会的发展,茶与酒文化也不断地发展起来。深入探索中越两国酒与茶名称语言特点,这项研究具有明显的理论意义和实践意义。因此,本人拟定选择“汉、越语商品名称特点对比研究——以茶、酒二类为例”作为汉语专业博士论文课題。论文第一专题是“中越茶与酒品牌名称特点的相关研究”。在此专题中,笔者对中国学者和越南学者对茶与酒品牌名称特点的相关研究成果作了简明扼要的总结。结果发现,中国研究者对商品命名尤其是茶与酒的名称有过较多的研究。研究视角各不相同,有的从语言学角度着手,有的结合语言与文化两方面进行探索。有的从结构方面进行探讨,有的从语义角度进行探讨。也有的选择认知角度去看待茶与酒的命名问题。越南到目前为止,相关的研究及少。现成的研究对我们这份论文有着较大的启发。

Trung Quốc là quê hương của trà, cũng là nơi khởi nguồn của văn hóa trà và văn hóa rượu. Cùng với sự phát triển của xã hội văn hóa trà, rượu cũng ngày càng có nhiều khởi sắc. Bài viết đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ tên gọi trà và rượu, mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm tên gọi thương phẩm trong tiếng Hán và tiếng Việt – Dựa trên ngữ liệu tên trà và rượu” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. Chuyên đề tổng quan của luận án là “Các nghiên cứu có liên quan về đặc điểm tên gọi trà và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt”. Ở chuyên đề này, tác giả tổng kết tình hình nghiên cứu về đặc điểm tên gọi trà và rượu của các học giả trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy, các học giả Trung Quốc rất coi trọng nghiên cứu vấn đề đặt tên thương phẩm, đặc biệt là tên trà và rượu. Các học giả tập trung nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như, ngôn ngữ, văn hóa, cấu trúc, ngữ nghĩa, tri nhận, hoặc kết hợp các vấn đề ngôn ngữ và văn hóa… Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề này tương đối ít, tuy nhiên có giá trị tham khảo rất lớn cho đề tài của chúng tôi.

Chuyên đề 4:

Thời gian: từ 10 giờ 30 phút, thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ THANH VÂN           Khóa:  2015 – 2018

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc                 Mã số: 62.22.02.04

Tên chuyên đề: 商品名称的相关理论基础

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN VỀ TÊN GỌI THƯƠNG PHẨM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN NGỮ LIỆU TÊN TRÀ VÀ TÊN RƯỢU)

 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

笔者拟定选择“汉、越语商品名称特点对比研究——以茶、酒二类为例”作为汉语专业博士论文课題。论文第二专题是“论文相关的理论基础”。在此专题中,笔者在对汉语和越南语的词素、词、词组等理论简介基础上,深入对命名及商品命名理论,尤其是理论依据相关的理论问题作了总结。因为中国茶与酒名称采用了各种不同的修辞手法,使其具有丰富的形象性和吸引力,加上越南茶与酒名称中有较多的是汉语借词。因此,在这一专题,笔者也对越南语的汉语借词和修辞与茶与酒命名等问题也作了简明扼要的总结。将其作为茶与酒名称特点考察与分析的理论依据。

Tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tên gọi thương phẩm trong tiếng Hán và tiếng Việt – Dựa trên nguồn ngữ liệu tên trà và rượu”. Chuyên đề số 1 triển khai với nội dung “Cơ sở lý luận của đề tài”. Ở chuyên đề này, tác giả trên cơ sở giới thiệu lý luận về ngữ tố, từ, cụm từ, tổng kết các vấn đề lý luận về đặt tên, tên gọi thương phẩm, đặc biệt là cơ sở lý luận của các vấn đề có liên quan. Tên gọi trà và rượu trong tiếng Hán sử dụng các thủ pháp tu từ khác nhau, khiến chúng có tính hình tượng phong phú và sức lôi cuốn đặc biệt, ngoài ra, tên gọi trà và rượu trong tiếng Việt có khá nhiều từ mượn từ tiếng Hán. Do đó, ở chuyên đề này, tác giả chủ yếu tóm tắt, tổng kết các vấn đề về đặt tên, yếu tố tu từ, từ mượn tiếng Hán trong tiếng Việt trong tên gọi trà và rượu, nhằm đưa ra cơ sở lý luận để phân tích và khảo sát đặc điểm tên gọi trà và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Chuyên đề 5:

Thời gian: từ 11 giờ 30 phút, thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ THANH VÂN           Khóa:  2015 – 2018

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc                 Mã số: 62.22.02.04

Tên chuyên đề: 中、越茶与酒品牌名称的语言特点考察与分析

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÊN GỌI THƯƠNG PHẨM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN NGỮ LIỆU TÊN TRÀ VÀ TÊN RƯỢU)

 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

笔者拟定选择“汉、越语商品名称特点对比研究——以茶、酒二类为例”作为汉语专业博士论文课題。论文第三专题是“中、越茶与酒品牌名称的语言特点考察分析”。在此专题中,笔者在收集下800多个茶名和酒名的基础上,对中国和越南的茶与酒名称的音节数量、结构、命名理据等方面做出考察统计与分析。结果发现,中国酒名和茶名都比越南的多,而且命名理据更为丰富多样。中国茶名和酒名具有丰富的形象性。其中采用了谐音、借代、夸张等多种修辞手法。因此,中国茶名和酒名对消费者有更强的吸引力,起到了更高的市场经济价值。中越茶名和酒名还透露出两国的民族文化含义。因此,对中越茶与酒名称语言特点进行研究,这一课题具有较强的理论和实践意义。

Tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích khảo sát đặc điểm tên gọi thương phẩm trà và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt”. Chuyên đề số 3 triển khai với nội dung “Cơ sở lý luận của đề tài”. Ở chuyên đề này, tác giả trên cơ sở hơn 800 tên gọi trà và rượu, tiến hành phân tích, khảo sát, thống kê các phương diện căn cứ đặt tên, đặc điểm cấu trúc ngữ âm, ngữ pháp của các tên gọi trà và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả cho thấy, tên gọi trà và rượu trong tiếng Hán khá phong phú, chiếm tỷ lệ lớn so với tiếng Việt, hơn nữa căn cứ đặt tên rất phong phú đa dạng. Tên trà và rượu trong tiếng Hán mang tính hình tượng phong phú và sinh động, thu hút người tiêu dung, đem lại hiệu ứng về giá trị kinh tế trên thị trường hàng hóa. Ngoài ra, tên gọi trà và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt còn bộc lộ ý nghĩa văn hóa của hai dân tộc một cách sinh động, rõ nét. Do đó, nghiên cứu có giá trị lớn về mặt lý luận và thực tiễn.

THÔNG BÁO LỊCH BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ PHÁP

 Đề tài 1:

Thời gian: từ 14 giờ 00 phút, thứ 3 ngày 17 tháng 10 năm 2017

Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

  1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hương Giang 2. Giới tính:Nữ
  2. Ngày sinh: 09 tháng 3 năm 1982 4. Nơi sinh: Hà Nội
  3. Quyết định công nhận học viên số: 1179/QĐ-ĐHNN ngày 28 tháng 7 năm 2015
  4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
  5. Tên đề tài luận văn: Les barrières linguistiques et culturelles pour les étrangers au Vietnam – Etat des lieux et propositions de solution

Rào cản văn hóa và ngôn ngữ đối với người nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và đề xuất giải pháp

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp 9. Mã số: 60220203
  2. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đàm Minh Thủy, Giảng viên khoa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng rào cản, khó khăn về văn hóa và ngôn ngữ mà người nước ngoài (Châu Âu) phải đối mặt khi đi du lịch, học tập, sống và làm việc… ở Việt Nam đã đạt được những kết quả cơ bản sau:

– Tìm ra nguyên nhân về những khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, thái độ, cách ứng xử mang đậm nét phong kiến… mà người nước ngoài đang phải đối mặt khi ở Việt Nam.

– Đưa ra các giải pháp tình thế cũng như những giải pháp tối ưu, mang tính chất lâu dài giúp người nước ngoài cảm thấy dễ chịu và có thể hòa nhập với người bản xứ.

– Đề xuất giải pháp tạm thời đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm cải thiện tình hình hiện nay cũng như đề xuất các giải pháp chiến lược nhằm thu hút lượng người nước ngoài đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Việc tạo môi trường đến có thể thu hút được số lượng lớn người nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, giáo dục đào tạo và đầu tư nước ngoài.
  2. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi mới chỉ đề cập đến đối tượng là người Châu Âu do đặc thù về lịch sử có nhiều nét chung và chịu ảnh hưởng của nhau. Nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác chưa được đề cập đến tại luận văn này, đồng thời mở rộng đối tượng nghiên cứu là người nước ngoài đến Việt Nam từ các châu lục khác trên thế giới.
  3. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không./.

Kính mời thầy cô, các bạn nghiên cứu sinh và học viên quan tâm tới dự!

Trân trọng thông báo!