Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Lê Thị Phương Lan chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Lê Thị Phương Lan chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp

Thời gian:            08 giờ 00 phút, thứ 5 ngày 28  tháng 6 năm 2018

                             Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Thông tin về luận án tiến sĩ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Phương Lan 2. Giới tính: Nữ
  2. Ngày sinh: 02/10/1983           4. Nơi sinh: Hà Nội
  3. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014
  4. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài luận án theo Quyết định số 1207/QĐ-ĐHNN ngày 21/6/2017

Tên đề tài luận án trước khi chỉnh sửa:

Procédés d’expression des émotions dans les romans d’Albert Camus – Le cas de L’Étranger et de La Peste

(Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạDịch hạch của nhà văn Albert Camus)

Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa:

Procédés d’expression des émotions dans L’Étranger d’Albert Camus

(Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus)

  1. Tên đề tài luận án:

Procédés d’expression des émotions dans L’Étranger d’Albert Camus

(Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus)

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp
  2. Mã số: 9220203.01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

– Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đức Thái

  1. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là «tình cảm phi lý». Để xác định được các phương tiện biểu đạt tình cảm phi lý, chúng tôi đã chỉ ra các cảm xúc chính cấu thành loại tình cảm này trong tác phẩm. Từ đó áp dụng hệ thống các phương tiện biểu đạt để phân tích từng loại cảm xúc cụ thể. Nghiên cứu đã đưa ra một số các kết luận quan trọng sau:

– Cảm xúc cấu thành nên tình cảm phi lý trước tiên là cảm xúc của người kể đồng thời cũng là nhân vật chính trong truyện – Meursault. Cảm xúc của nhân vật này được phân tích trong hai giai đoạn thể hiện sự bứt phá trong nhận thức và trong biểu đạt cảm xúc của nhân vật. Từ sự vô cảm, thờ ơ, xa lạ, không thích ứng với các quy tắc xã hội đến việc nhận thức sâu săc tình cảnh của bản thân và sự phi lý của đời người.

– Tính cách «xa lạ» (ethos d’«étranger) của nhân vật Meursault đã tác động tới việc biểu đạt cảm xúc của các nhân vật khác. Sự vô cảm, thờ ơ với các quy tắc xã hội của anh ta đã tạo ra sự ác cảm, tức giận, ghê sợ, buộc Meursault bị kết án tử hình.

– Việc xác định các phương tiện biểu đạt hai nhóm cảm xúc nêu trên dựa vào hệ thống các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học mà chúng tôi đã tổng hợp, phân loại từ các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, tiểu biểu như Bally, Plantin, Eggs, Micheli, Amosy và một số các nhà ngôn ngữ học khác. Các cảm xúc cấu thành nên tình cảm phi lý được thể hiện thông qua :

– Phương tiện biểu đạt trực tiếp: Từ vựng chỉ tên cảm xúc (lexique nommant l’émotion)

– Phương tiện biểu đạt gián tiếp :

+ Dấu hiệu về mặt ngôn ngữ và phong cách (indices linguistiques et stylistiques)

+ Dấu hiệu về biểu đạt của cơ thể (indices physiques corporels)

+ Dấu hiệu về cách hành xử (indices comportementaux)

– Các phương tiện biểu đạt trực tiếp và gián tiếp đều xuất hiện trong biểu đạt mỗi loại cảm xúc của các nhân vật tuy nhiên vai trò của chúng thay đổi rõ nét tuỳ thuộc vào mức độ (cảm xúc thường ngày hay đặc biệt), tính chất (cảm xúc tích cực hay tiêu cực), mục đích (biểu đạt cảm xúc có mục đích hay không có mục đích).

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến cảm xúc và các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong các loại hình văn bản khác nhau như văn bản văn học, văn bản báo chí, văn bản quảng cáo…

– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy văn học nói riêng:

+ Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về các loại phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn giúp người dạy và học ngoại ngữ có thể xác định cảm xúc của các đối tượng tham gia giao tiếp, từ đó đề xuất chiến lược giao tiếp phù hợp.

+ Các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ đã được cụ thể hoá và hệ thống hoá, làm cơ sở cho quá trình tiếp cận văn bản và phong cách của nhà văn.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

– Nghiên cứu phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tác phẩm khác của nhà văn Albert Camus và trong tác phẩm của các nhà văn khác

– Nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nhằm tiếp cận phong cách của nhà văn

– Nghiên cứu đối chiếu cách chuyển dịch các phương tiện biểu đạt cảm xúc  từ văn bản nguồn (tác phẩm tiếng pháp) sang văn bản đích (bản dịch tiếng Việt)

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  2. LÊ Thị Phương Lan (2013), Étude des émotions et des sentiments dans le roman d’Albert Camus – Le cas de L’Étranger et de La Peste, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà nội : Nghiên cứu nước ngoài, tập 29, số 1S, ISSN 0866-8612, Nhà in Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, Việt Nam.
  3. LÊ Thị Phương Lan (2016), Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 3, ISSN 2525-2232, Học viện Khoa học Quân sự – Bộ Quốc phòng, Hà Nội, Việt Nam.
  4. LÊ Thị Phương Lan (2016), Hệ thống các phương tiện biểu đạt tình cảm và cảm xúc từ góc nhìn của phân tích diễn ngôn và kí hiệu học ngôn ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ISBN, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội, Việt Nam.
  5. LÊ Thị Phương Lan (2017), Phương tiện biểu đạt tình cảm phi lý trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ISBN, Đại học ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: LE Thi Phuong Lan 2. Sex: Female
  2. Date of birth: 02/10/1983 4. Place of birth: Hanoi
  3. Admission decision number: 2019/QĐ-ĐHNN dated 31/12/2014
  4. Changes in academic process: Admission decision number 1207/QĐ-ĐHNN dated 21/6/2017

Thesis title before the change:

Means of emotional expression in The Stranger and The Plague – novels by Albert Camus

Thesis title after the change:

Means of emotional expression in The Stranger – a novel by Albert Camus

  1. Official thesis title:

Means of emotional expression in The Stranger – a novel by Albert Camus

  1. Major: French linguistic
  2. Code: 9220203.01
  3. Supervisor: Asso.Prof.Dr. TRINH Duc Thai
  4. Summary of the new findings of the thesis:

The Thesis is aimed at researching means of emotional expression in Albert Camus’s novel – The Stranger. The pathos throughout the whole work is irrational sentiment. To determine the method of conveying the sentiment, we have indicated the main emotions which constitute this type of sentiment in the work, from that apply the system of means of expression to analyze each type of emotion specifically. The study has brought about important conclusions:

– The feelings make up the irrational sentiment is firstly the narrator’s emotions and also the main character in the story – Meursault. This character’s emotions are analyzed in two phases expressing the breakthrough in cognitive and emotional expression of the character. From insensibility, indifference, alienation, unadaptability to social norms to the realization of self-image and the absurdity of human life.

– The « strange » personality (ethos d’« étranger ») of Meursault has influenced the expression of other characters. His insensibility, indifference to the social rules created the grudge, anger, horror, forcing Meursault to be sentenced to death.

– The determination of the means of expressing in the two groups of emotions is based on a system of means of expressing emotions in literary discourse that we have collected and categorized based on the study of linguists such as Bally, Plantin, Eggs, Micheli, Amossy and other linguists. The emotions forming the irrational sentiments are analyzed via:

– Means of direct expressions: vocabulary naming the emotions

– Means of indirect expressions:

+ Signs of language and style (indices linguistiques et stylistiques)

+ Signs of body expressions (indices physiques corporels)

+ Signs of behavior (indices comportementaux)

– Means of direct and indirect expressions occur in expressing each emotion of the characters, but their role varies significantly depending on the extent (regular or special emotions), property (positive or negative emotions), purpose (expressing purposeful or purposeless emotions).

  1. Practical applicability:

– Research results can be used as the basis for studies related to emotions and the means of expressing emotions in various types of texts such as literary texts, press texts, advertising texts…

– The outcome of the thesis can be applied in the process of teaching foreign languages ​​in general and teaching literature in particular:

+ The study provided a relatively adequate system of emotional expressions in discourse that helps learners and teachers of foreign languages to identify the emotions of participants in communication, thereby proposing appropriate communication strategies.

+ The means of expressing emotions in the novel The Stranger have been concretized and systematized, which underlying the process of approaching the text and the style of the writer.

  1. Suggestions research directions:

– Study the means of emotional expression in Albert Camus’s other works and in the writings of other authors.

– Study linguistic elements in literary works to approach the style of the writer.

– Study about comparing translation method from the original text (the French one) into the target document (Vietnamese translation).

  1. Thesis – related publications:
  2. Le Thi Phuong Lan (2013), Emotions and feelings in The Stranger and The Plague by Albert Camus, Journal of Science, Hanoi National University: VNU Journal of Foreign Studies, vol.29, number 1S, ISNN, 0866-8612, Printery of Science and Technology, Hanoi, Vietnam.
  3. Le Thi Phuong Lan (2016), Means of emotional expression in literary discourse, Journal of Military Science Foreign Language Studies, vol.3, Academy of Military Science – Ministry of Defense, Hanoi, Vietnam.
  4. Le Thi Phuong Lan (2016), System of means of emotional expression and emotions from the perspective of analyzing discourse and semiotic languages, Yearbook of National scientific seminar ISBN, Vietnam Education Publishing House, Hanoi, Vietnam.
  5. Le Thi Phuong Lan (2017), Means of emotional expression the irrational sentiments in The Stranger – novel by Albert Camus, Yearbook of National scientific seminar ISBN, Vietnam Education Publishing House, Hanoi, Vietnam.

Trân trọng kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!