Thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Anh chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa QH2014

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin thông báo lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Anh chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khóa QH2014

 

Thời gian:                  14 giờ 00 phút, thứ  5 ngày 06 tháng 12 năm 2018

                                    Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐH Ngoại ngữ-ĐHQGHN

 THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Anh
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 01/10/1975
  4. Nơi sinh: Hà Nội
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn học tập theo Quyết định số 2366b/QĐ-ĐHNN ngày 23/11/2017
  7. Tên đề tài luận án: 现代汉越语法律语言特点对比研究(以中华人民共和国刑法越南社会主义共和国刑法为研究资料)

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÁP LUẬT TRONG TING HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (Qua bộ luật hình sự Trung Quốc và bộ luật hình sự Việt Nam)

  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
  2. Mã số: 9220204.01
  3. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

– Cán bộ hướng dẫn: 1.TS. Phạm Minh Tiến ; 2.TS Nguyễn Thị Thu Hà

  1. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu đối chiếu, chỉ ra các điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo, nguồn gốc của từ ngữ pháp luật và các dạng câu sử dụng trong văn bản pháp luật tiếng Hán và tiếng Việt. Nghiên cứu đã rút ra một số các kết luận quan trọng sau:

Về cấu tạo từ, trong cả tiếng Hán và tiếng Việt, tỷ lệ từ đơn sử dụng trong ngôn ngữ pháp luật không cao, tỷ lệ  sử dụng từ ghép chiếm đa số, trong đó chủ yếu là từ ghép đẳng lập.  Trong mỗi ngôn ngữ, tỷ lệ sử dụng các loại từ ghép khác nhau cũng khác nhau.

Về nguồn gốc, từ ngữ pháp luật trong tiếng Việt sử dụng từ mượn nhiều hơn tiếng Hán. Từ mượn trong ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt chủ yếu là các từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, còn từ mượn trong tiếng Hán chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Nhật.

Câu trần thuật, câu cầu khiến là hai dạng câu được sử dụng trong ngôn ngữ văn bản pháp luật, trong đó câu trần thuật chiếm 95% và được dùng ở thể khẳng định.

Câu phức có tỷ lệ sử dụng nhiều hơn câu đơn trong cả hai ngôn ngữ Hán – Việt, chủ yếu là câu phức giả định. Tỷ lệ sử dụng ở mỗi ngôn ngữ khác nhau.

Xét về tổng thể, ngôn ngữ pháp luật trong tiếng Hán và tiếng Việt là tương đồng nhiều, khác biệt ít.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ pháp luật.

– Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, vận dụng ngôn ngữ pháp luật.

– Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về cấu tạo, nguồn gốc của từ ngữ pháp luật, các phương pháp dịch ngôn ngữ pháp luật Hán – Việt. Các nhận xét và kết luận rút ra cung cấp cho người học tập, nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật tiếng Hán nguồn ngữ liệu và tài liệu tham khảo hữu ích, giúp người dạy và học ngoại ngữ vận dụng hiệu quả loại hình ngôn ngữ này trong giao tiếp, dịch thuật.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

– Nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản pháp luật đặc trưng khác.

– Nghiên cứu đối chiếu cách chuyển dịch ngôn ngữ pháp luật trong các loại hình văn bản pháp luật khác.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  2. Nguyễn Ngọc Anh (2017), “现代汉语执法机关讯问使用的句类”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia ISBN, dành cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh lần thứ nhất năm 2017, p. 31-38, Đại học ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-62-9306-4, năm 2017, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. Nguyễn Ngọc Anh (2017), “Trao đổi về Ngôn ngữ pháp luật trong tiếng Việt” Tạp chí Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển – Hội thảo ngữ học toàn quốc (tháng 9/2017), tập 1, p. 42-46, ISSN 978-604-88-5022-7, NXB Dân trí.
  4. Nguyễn Ngọc Anh (2018), “Một số vấn đề về dịch thuật ngữ từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt trong ngôn ngữ pháp luật”. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội (tháng 9/2018), p.49-55, ISSN 0866-8647, Phòng In – Phát hành Viện Thông tin Khoa học xã hội.

Tóm tắt luận án (tiếng Việt), vui lòng xem tại đây!

Tóm tắt luận án (tiếng Trung Quốc), vui lòng xem tại đây!

Kính mời các bạn học viên, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm tới dự!

Trân trọng thông báo!