Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thắng khóa QH2020 đợt 2 chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thắng khóa QH2020 đợt 2 chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh, cụ thể:
Tên đề tài: Non-major EFL leaners’ engagement in online learning in a Vietnamese university: A narrative inquiry approach (Nghiên cứu trần thuật về tham kết của người học không chuyên ngành Tiếng Anh trong việc học trực tuyến tại một trường đại học ở Việt nam).
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh
Mã số: 9140231.01
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắng
Khóa: QH2020 đợt 2
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Lê Văn Canh (Hướng dẫn chính)
TS. Vũ Thị Thanh Nhã (Hướng dẫn phụ)
Địa điểm: Hội trường Tầng 2 – Tòa nhà ULIS Sunwah, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Số 144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội)
Thời gian : 08h30 thứ Ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thắng
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: 29/12/1979
- Nơi sinh: Hà Nội
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2326/QĐ-ĐHNN ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
– Chỉnh sửa tên luận án tiến sĩ: Quyết định số. 2397/QĐ-ĐHNN ngày 28 tháng 10 năm 2022;
- Tên đề tài luận án: Nghiên cứu trần thuật về sự tham kết trong việc học trực tuyến của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh tại một trường đại học ở Việt nam.
- Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh
- Mã số: 9140231.01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Canh (HD chính); TS. Vũ Thị Thanh Nhã (HD phụ)
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Kết quả nghiên cứu đã xác định một vấn đề quan trọng trong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam, nơi tiếng Anh là một môn học phụ và bắt buộc. Sinh viên dường như tham gia học tiếng Anh chủ yếu để đạt được mục đích học tập ngắn hạn. Điểm số được coi là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với sự tham kết của sinh viên trong khóa học trực tuyến tại trường đại học nơi nghiên cứu được tiến hành. Ngoài ra, sự thiếu chuẩn bị cho việc học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến sự tham kết về mặt nhận thức và cảm xúc của người học ở mức độ khác nhau khi họ không có những kỹ năng cần thiết để học tập hiệu quả trong môi trường trực tuyến.
– Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự tham kết của người học là một vấn đề phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong (liên quan đến cá nhân) và yếu tố bên ngoài (liên quan đến bối cảnh và môi trường). Yếu tố bên trong có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tham kết của người học là động lực học, và yếu tố quan trọng thứ hai là kĩ năng áp dụng các phương pháp tự học phù hợp với bản thân. Về các yếu tố bối cảnh, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự tham kết của người học. Theo Thuyết Tự Quyết (SDT), phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động lớn đến việc thúc đẩy động lực cho sinh viên. Nói cách khác, yếu tố này đóng vai trò lớn trong việc tăng cường sự tham kết cho người học.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu này có những đóng góp trong việc hiểu biết về sự tham kết trong việc học trực tuyến của các sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh trong giáo dục đại học tại Việt Nam.
Thứ nhất, nó nâng cao sự hiểu biết về tính chất phụ thuộc vào bối cảnh của sự tham kết trong bối cảnh giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (ELT/EFL) trong môi trường học trực tuyến. Bằng cách sử dụng các câu chuyện kể, nghiên cứu này làm sáng tỏ và mở rộng kiến thức hiện có trong lĩnh vực này.
Thứ hai, nghiên cứu định tính với xu hướng khám phá này cung cấp những hiểu biết có giá trị về sự tham kết thực sự, đặc biệt có ý nghĩa đối với các giáo viên dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ trong việc định hướng trong môi trường học tập trực tuyến. Nghiên cứu cũng đi sâu vào các yếu tố cá nhân và môi trường ảnh hưởng đến sự tham kết trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến, dựa trên Thuyết Tự Quyết (SDT. Những hiểu biết này góp phần vào việc hiểu sâu hơn về sự tham kết của các sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh tại Việt Nam, từ đó làm phong phú thêm lý thuyết về sự tham kết trong việc học tiếng Anh trực tuyến và định hướng cho các nghiên cứu tương lai.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
– Nghiên cứu sự tham kết của sinh viên với một nhóm đối tượng đa dạng hơn và áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thay thế, chẳng hạn như nhật ký của sinh viên. Các nghiên cứu dọc về các mô hình tham kết của sinh viên cũng còn khá ít, cho thấy sự cần thiết của các nghiên cứu này trong tương lai để xem xét sự tham kết của người học thay đổi như nào theo thời gian.
– Nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh khác nhau của khái niệm tham kết như là một khái niệm đa diện.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Thị Thắng (2020). Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về việc sử dụng Kahoot trong việc cải thiện sự tham kết và hợp tác của người học. Tạp chí Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa, trang 420-431. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế: Nhà xuất bản Đại học Huế.
Nguyễn Thị Thắng (2020). Khám phá thái độ của sinh viên đối với hiệu quả của học tập di động với việc học tiếng Anh. Diễn đàn lần thứ 10 về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Á dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, trang 541-550. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thắng (2021). Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên trong việc sử dụng Hệ thống Quản lý học tập (LMS) trong khóa học tiếng Anh kết hợp tại một trường đại học. Hội thảo khoa học quốc tế năm 2021 dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, trang 218-228. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thắng (2022). Thúc đẩy sự tham kết của sinh viên trong bối cảnh dạy học từ xa do đại dịch Covid 19 tại một trường đại học ở Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc tế năm 2022 dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, trang 563-574. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thắng, Phạm Thị Thanh Thủy (2022). Nhận thức của sinh viên tại một trường đại học ở Việt Nam về việc chuyển đổi bất ngờ sang học trực tuyến do đại dịch Covid 19: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế AsiaCALL lần thứ 19 – AsiaCALL Press, 5243 Birch Falls Ln, Sugar Land, Texas, USA, 77479.
Nguyễn Thị Thắng (2023). Nghiên cứu trường hợp khám phá về sự tham kết của người học trong học tiếng Anh trực tuyến như một khái niệm đa diện trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế OPENTESOL lần thứ 11 năm 2023. Nhà xuất bản Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thắng (2023). Tìm hiểu nhận thức của sinh viên các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham kết của sinh viên trong học tập trực tuyến trong đại dịch Covid-19. Hội thảo khoa học quốc tế năm 2023 dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, trang 580-593. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thắng (2024). Thúc đẩy sự tham kết của người học trong bối cảnh dạy học từ xa do đại dịch Covid-19 tại một trường đại học ở Việt Nam. YMER, 23, trang 823-840. Đại học Stockholm.
Nguyễn Thị Thắng, Melissa Barnes (2024). Tính xã hội và sự tham kết của sinh viên trong học tập trực tuyến: Câu chuyện về sự tham kết của sinh viên năm nhất tại Việt Nam. Hợp tác với Úc trong nghiên cứu so sánh về giảng dạy tiếng Anh (ELT) và đào tạo giáo viên tiếng Anh, trang 405-439. NXB Palgrave-Macmillan.
Ngày 18 tháng 12 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thắng
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyen Thi Thang
- Sex: Female
- Date of birth: 29/12/1979
- Place of birth: Ha Noi
- Admission Decision number: 2326/QĐ-ĐHNN dated 21/12/2020 by the Rector of University of Languages and International Studies
- Changes in academic process:
– Decision No. 2397/QĐ-ĐHNN issued by the Rector of University of Languages and International Studies dated 28/10/2022 on change in the name of doctoral thesis.
- Official thesis title: Non-major EFL learners’ engagement in online learning in a Vietnamese university: A narrative inquiry approach.
- Major: English language teaching methodology
- Code: 9140231.01
- Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Le Van Canh; Dr. Vu Thi Thanh Nha
- Summary of the new findings of the thesis:
.. -The findings of the study identified one important issue in the higher education context of Vietnam where English is a minor, compulsory subject, students seem to be more behaviourally engaged in learning English to gain short-term learning goal. Grades appeared to be the most important determinant of the student’s engagement in the online course in the university where the study was conducted. Also, their unpreparedness for online learning in the context of the COVID-19 pandemic affected their cognitive and affective engagement to varying extents when they did not have the skills needed to study effectively in the online environment.
-The findings of the study also demonstrate that learner engagement is complex, being affected by a variety of both personal or intrinsic and contextual or extrinsic factors. The most important intrinsic factor is the students’ motivation and the second most important factor is the students’ self-regulated language learning skills. Regarding the contextual factors, the results of the study show that teacher pedagogy is the most important mediator of students’ engagement. From the SDT theory, teachers’ pedagogy has a great impact on the increase in intrinsic motivation. In other words, teachers’ pedagogy acts as a facilitator of learner engagement.
- Practical applicability, if any:
.. This study contributes significantly to the knowledge of online engagement among non-major EFL learners in Vietnam’s higher education in several key areas.
.. Firstly, it enhances understanding of the context-dependent nature of engagement in the context of ELT/EFL in online learning. By employing narratives, the research sheds light on this emerging field and aims to expand current knowledge in the area.
.. Secondly, as an exploratory qualitative study, this research provides valuable insights into authentic engagement, particularly relevant for EFL teachers navigating virtual environments. It delves into individual and environmental factors influencing engagement within EFL online courses, drawing on Self-Determination Theory (SDT) as a framework. These insights contribute to a deeper understanding of engagement among non-major EFL students in Vietnam, thereby enriching ELT/EFL engagement theory in online learning and guiding future research endeavors.
- Further research directions, if any:
-Future research could broaden its scope by examining student engagement with a more diverse participant group and employing alternative data collection methods, such as student diaries. Longitudinal studies on student engagement patterns are also relatively scarce, suggesting a need for future investigations into how engagement evolves over time.
– Future research could explore the interplay among different dimensions of engagement as a multi-dimensional construct.
- Thesis-related publications:
Nguyen Thi Thang (2020). Investigating students’ perception of Kahoot in improving their engagement and collaboration. Journal of Inquiry into Languages and Cultures, 420-431. University of Foreign Languages, Hue University: Hue University Press.
Nguyen Thi Thang (2020). Exploring EFL college students’ attitudes towards the effectiveness of mobile learning. 2020 International Graduate Research Symposium & 10th East Asia Chinese Teaching Forum, 541-550. University of Languages and International Studies, VNU: Vietnam National University Press, Hanoi.
Nguyen Thi Thang (2021). Using Learning Management System (LMS) in a EFL blended learning course at a university: An investigation into students’ perceptions. 2021 International Graduate Research Symposium, 218-228. University of Languages and International Studies, VNU: Vietnam National University Press, Hanoi.
Nguyen Thi Thang (2022). Promoting engagement in emergency remote teaching context in a university in Vietnam. 2022 International Graduate Research Symposium, 563-574. University of Languages and International Studies, VNU: Vietnam National University Press, Hanoi.
Nguyen Thi Thang, Pham Thi Thanh Thuy (2022). Unplanned transition to EFL online learning: an analysis of students ‘perceptions in a Vietnamese University. The 19th AsiaCALL International Conference Proceedings– AsiaCALL Press-5243 Birch Falls Ln, Sugar Land, Texas, USA, 77479.
Nguyen Thi Thang (2023). An exploratory case study of learner engagement in EFL online learning as a multi-dimensional construct in higher education in Vietnam. Proceedings of the 11th OPENTESOL International Hybrid Conference 2023. HoChiMinh Open University Press, HoChiMinh city.
Nguyen Thi Thang (2023). Exploring factors affecting student engagement in online learning during the crisis of Pandemic of Covid 19 in students’ perception. 2023 International Graduate Research Symposium, 580-593. University of Languages and International Studies, VNU: Vietnam National University Press, Hanoi.
Nguyen Thi Thang (2024). Engaging learners in an emergency remote teaching context in a university in Vietnam during the pandemic of Covid-19.YMER, 23, 823-840. University of Stockholm.
Nguyen Thi Thang, Melissa Barnes (2024). Sociality and Student Engagement in Online Learning: Engagement Stories of First-Year University Students in Vietnam, Engaging with Australia: Comparative research on ELT and English teacher education. Palgrave-Macmillan.
Date: 18/12/2024
Signature:
Nguyen Thi Thang