Thông báo về việc chấm chuyên đề tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Hảo chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo lịch chấm chuyên đề tiến sĩ (Chuyên đề tổng quan) của NCS Nguyễn Thị Hảo chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc như sau:
Chuyên đề 1:
Thời gian: từ 13 giờ 00 phút, thứ 6 ngày 18 tháng 5 năm 2018
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HẢO Khóa: 2016 – 2019
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 9220204.01
Tên chuyên đề bài luận tổng quan: 汉越鸟类名称的相关研究综述/ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÊN GỌI CÁC LOÀI CHIM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
在本专题里,我们首先概括了前人关于动物词语、鸟类词语、鸟类名称以及命名问题的研究现状。动物词语属于基本词汇,各家学者历来对此进行了大量的研究,使之成为汉、越词汇中颇有特色的一个聚合群。虽然语言研究界已经着眼到与鸟类有关的词语,但专门从语言学角度探讨的论著为数极少而且研究者常常把“鸟类”放在“动物”语义场来讨论,不能揭示鸟类词语的总体特征,难以突出鸟类词语的特殊所在。而且与鸟类有关的对比语言学研究方面几乎没有,特别是汉越鸟类名称的对比研究仍然是空虚的。立足于此点,我们将鸟类名称作为一个整体,贯穿“系统”的观念,应用现代词汇学、语义学以及对比语言学的理论和方法,考察并指出其构词法、命名特点与民族文化特征在汉越两种语言的异同所在。继后,我们将论文的选题理由、研究对象、研究目的及意义、研究方法、语料来源、论文结构等方面的内容进行简要说明,以便提供本论文的总体框架。
Trong chuyên đề tổng quan này, trước tiên chúng tôi tổng kết tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật, từ ngữ chỉ chim chóc, tên gọi các loài chim và vấn đề định danh của các học giả trong và ngoài nước. Từ ngữ chỉ động vật thuộc lớp từ vựng cơ bản, đã thu hút mối quan tâm của các học giả từ rất sớm với số lượng các công trình khá dày dặn. Có thể nhận thấy, trong quá trình nghiên cứu của nhiều thế hệ, khi tìm hiểu về thế giới động vật nói chung, các tác giả đều ít nhiều đề cập đến chim chóc. Tuy nhiên, từ ngữ chỉ chim chóc nói chung, tên gọi các loài chim nói riêng rất ít khi được khảo sát độc lập trong một công trình ngôn ngữ học, chưa thể hiện được những đặc trưng riêng của lớp từ vựng này. Thêm vào đó, gần như vắng bóng các công trình liên quan đến đối chiếu Hán- Việt về tên gọi các lòai chim. Trên cơ sở tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi lấy tên gọi các loài chim làm đối tượng nghiên cứu, ứng dụng lí luận và phương pháp nghiên cứu từ vựng- ngữ nghĩa và ngôn ngữ học đối chiếu, khảo sát và chỉ ra điểm tương đồng cũng như khác biệt của lớp từ này ở hai ngôn ngữ trên các phương diện: cấu tạo từ, đặc điểm định danh và đặc trưng văn hóa dân tộc. Phần thứ hai của chuyên đề, chúng tôi giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu, như: lí do chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu của luận án, kết cấu của luận án…nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể về luận án.
Chuyên đề 2:
Thời gian: từ 14 giờ 30 phút, thứ 6 ngày 18 tháng 5 năm 2018
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HẢO Khóa: 2016 – 2019
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 9220204.01
Tên chuyên đề: 汉越鸟类名称的相关理论问题/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TÊN GỌI CÁC LOÀI CHIM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
这一专题主要是针对语义场理论,命名理论以及对比语言学理论进行综述,进而为鸟类名称语义场进行界定,以便为论文打下理论基础。首先,我们阐明语义场理论的主要内容,包括:语义场的概念、特点及分类。第二项内容是介绍命名理论的定义及过程。我们承认命名同时具有任意性与理据性,也承认命名从一产生,就带有浓厚的民族文化色彩。第三项内容是阐明对比语言学理论及汉越对比。鸟类名称是汉越两种语言的共有现象,在这一范畴内进行语言对比是可行的。本论文在汉越词汇语义对比平面上,以汉语理论框架为标准,越南语为参照体,着重分析鸟类名称在两种语言之间的构词法、命名特点及民族文化特征等方面的差异。在此理论基础上,我们将鸟类名称作为一个整体,贯穿“系统”的观念,对汉越鸟类名称语义场进行界定、对鸟类名称语义场的若干特点也进行简要说明,以便使本论文的研究对象更加明确。
Trong chuyên đề này, với mục đích đặt nền tảng lí luận cho luận án, chúng tôi tiến hành tổng hợp những cơ sở lí thuyết liên quan đến tên gọi các loài chim, cụ thể là: lý thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa, lý thuyết định danh, lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu Hán- Việt. Đầu tiên, chúng tôi làm rõ khái niệm, đặc điểm và phân loại của trường từ vựng- ngữ nghĩa. Nội dung thứ hai, chúng tôi làm rõ khái niệm định danh, quá trình định danh. Chúng tôi đồng thời thừa nhận tính võ đoán và tính có lí do của tên gọi. Tên gọi từ khi ra đời đã mang dấu ấn đậm nét của cộng đồng đã sản sinh và sử dụng tên gọi ấy. Nội dung thứ 3, chúng tôi giới thiệu sơ lược về lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu Hán- Việt. Tên gọi các loài chim là hiện tượng chung trong cả hai ngôn ngữ, luận án chủ yếu đối chiếu trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, chỉ ra điểm tương đồng cũng như khác biệt của lớp từ này ở hai ngôn ngữ trên các phương diện: cấu tạo từ, đặc điểm định danh và đặc trưng văn hóa dân tộc. Trên cơ sở hệ thống lí luận vừa nêu, chuyên đề giới thiệu kĩ hơn về đối tượng nghiên cứu của luận án- tên gọi các loài chim, từ mối quan hệ mật thiết giữa chim và con người đến tiêu chí xác lập trường từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi các loài chim và một vài đặc điểm nổi bật của trường nghĩa này.
Chuyên đề 3:
Thời gian: từ 15 giờ 30 phút, thứ 6 ngày 18 tháng 5 năm 2018
Địa điểm: P.101 – A3, Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HẢO Khóa: 2016 – 2019
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 9220204.01
Tên chuyên đề: 汉越鸟类名称构词法与命名理据对比/ ĐỐI CHIẾU CẤU TẠO VÀ CƠ SỞ ĐỊNH DANH CỦA TÊN GỌI CÁC LOÀI CHIM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
这一专题对汉越鸟类名称构词法与命名理据进行对比分析。在构词法方面上,无论是汉语还是越南语,合成词数量占绝大多数的,其中,偏正结构在两种语言中都占上风。因此可以得出汉语鸟类名称典型的构造形式为区别语素 +类属语素,越南语鸟类名称典型的构造形式为 类属语素+区别语素。此外,越南语单音节鸟类名称的比例接近汉语的两倍。原因在于越南语的复音化趋势没有汉语那么强烈,而且越南语从汉语借来的词相当多。在命名理据方面上,汉越鸟类命名理据比较多样,有的名称只有单一理据,有的名称含有两个理据。从理据的分布比例来看,人们在认识和命名鸟类时,信息主要来源于其直观、可感的特征,尤其是视觉感知。具体而言,两国人民对鸟类的“羽毛色泽”最为敏感,其次是“形体”。从理据的倾向选择来看,越南人对鸟类的命名时比较集中在“羽毛色泽”、“形体”及“鸣叫声”三个与生俱来并能直接感受的自然属性,而中国人还注意到其他人文属性。从细致程度来看,以“羽毛色泽“为例,””汉语鸟类名称比越南语鸟类名称分得更细致、具体,细分成更多的小类。
Trong chuyên đề này, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu cấu tạo và cơ sở định danh của tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt. Trên bình diện cấu tạo từ, các tên gọi là từ phức đều chiếm đại đa số trong cả hai ngôn ngữ, trong đó ghép chính phụ là phương thức tổ hợp được sử dụng nhiều nhất. Từ đó, có thể kết luận dạng cấu tạo điển hình của tên gọi các loài chim trong tiếng Hán là yếu tố khu biệt+ yếu tố chỉ loại, còn trong tiếng Việt là yếu tố chỉ loại+ yếu tố khu biệt. Bên cạnh đó, tỉ lệ tên gọi là từ đơn trong tiếng Việt gần gấp đôi trong tiếng Hán, nguyên nhân bởi xu hướng đa âm tiết trong tiếng Việt không mạnh mẽ bằng tiếng Hán và số lượng các tên gọi từ đơn mượn Hán trong tiếng Việt chiếm một lượng không nhỏ. Trên bình diện cơ sở định danh, căn cứ để định danh các loài chim rất phong phú đa dạng, có những tên gọi chỉ có một cơ sở định danh, có những tên gọi có hai cơ sở định danh. Về mặt tỉ lệ phân bố, cả hai dân tộc đều chủ yếu dựa vào những đặc trưng có thể cảm nhận một cách trực quan của các loài chim để đặt tên cho chúng, đặc biệt là từ cảm quan thị giác. Cụ thể là, cả hai dân tộc khi đặt tên các loài chim đều chú ý đầu tiên đến màu sắc bộ lông, tiếp theo là hình dạng cơ thể. Về mặt khuynh hướng lựa chọn cơ sở định danh, người Việt Nam chủ yếu tập trung vào những đặc trưng thuộc về bản thể sinh học và dễ cảm nhận được của các loài chim là màu sắc bộ lông, hình dạng cơ thể và tiếng kêu hót; người Trung Quốc bên cạnh đó còn chú ý tới những đặc trưng mang yếu tố văn hóa, thơ ca. Về mặt mức độ phân chia, ví dụ về màu sắc bộ lông, tên gọi các loài chim trong tiếng Hán được phân chia tỉ mỉ hơn, thành nhiều tiểu loại hơn so với tiếng Việt.