Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Tạ Thị Thu Hằng chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2016 đợt 2

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Tạ Thị Thu Hằng chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2016 đợt 2, cụ thể:

Tên đề tài luận án: The Images of Mother in English and Vietnamese Song Lyrics – A Study Based on Systemic Functional Linguistics Approach (Hình ảnh người mẹ trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt – Một nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ chức năng hệ thống)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh

Mã số: 9220201

Cán bộ Hướng dẫn: GS. TS. Hoàng Văn Vân

Thời gian: 08h30, thứ Hai ngày 24 tháng 01 năm 2022

Địa điểm: Phòng Bảo vệ luận văn – luận án, Phòng 101 – Nhà A3, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!

Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Thị Thu Hằng
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: Ngày 17 tháng 7 năm 1990
  4. Nơi sinh: Phú Thọ
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2331 /QĐ-ĐHNN, ngày  23  tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tiêu đề luận án

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ 24/11/2019   đến 24/11/2021

  1. Tên đề tài luận ánHình ảnh người mẹ trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt – Một nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ chức năng hệ thống
  1. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
  2. Mã số: 9220201
  3. Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Hoàng Văn Vân
  4. 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về hình ảnh người mẹ thông qua nghĩa kinh nghiệm và nghĩa liên nhân trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt.

Nghiên cứu đã khái quát hóa hình ảnh người mẹ thời chiến và thời bình trong lời các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, sự giống và khác nhau trong nghĩa kinh nghiệm được hiện thực hóa qua quá trình chuyển tác và nghĩa liên nhân được hiện thực hóa hệ thống thức để khắc họa hình ảnh người mẹ trong các bài hát được chọn lựa cũng được trình bày trong luận án.

Liên quan tới hình ảnh người mẹ trong tiếng Anh và tiếng Việt trong chiến tranh, mặc dù tình cảm người mẹ dành cho con là vô cùng lớn lao và vô điều kiện nhưng hình ảnh của họ hiện lên trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt lại rất khác nhau. Hình ảnh người mẹ trong chiến tranh trong các bài hát tiếng Anh được khắc họa với ba đặc điểm nổi bật: (i) Người mẹ là chỗ dựa tinh thần cho những đứa con cũng là những người lính trong chiến tranh; (ii) Người mẹ luôn luôn hướng lòng mình về những đứa con nơi chiến trường; (iii)  Người mẹ lên tiếng phản đối chiến tranh để bảo vệ con mình. Đối  với các ca khúc về mẹ trong chiến tranh ở tiếng Viêt, ba đặc điểm nổi bât được phát hiện ra bao gồm: (i) Người mẹ có những cống hiến lớn lao cho đất nước và những đứa con; (ii) Người mẹ luôn hướng lòng mình về những đứa con; (iii) Người mẹ là biểu tượng của sự hi sinh anh dũng và động lực mạnh mẽ cho những người lính. Có thể thấy, một điểm chung trong hình ảnh người mẹ trong tiếng Anh và tiếng Việt, đó chính là đặc điểm số hai. Để khắc họa hình ảnh người mẹ trong cả hai ngôn ngữ, tác giả đã sử  sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống chuyển tác bao gồm các yếu tố: kiểu quá trình, đối tượng tham gia và chu cảnh cùng với hệ thống thức bao gồm các kiểu thức và các kiểu tình thái. Xét về hệ thống chuyển tác, trong số sáu quá trình, quá trình vật chất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cả hai ngôn ngữ mặc dù sự thể hiện là khác nhau. Trong khi quá trình vật chất được sử dụng để minh họa sự tham gia của người lính trong các bài hát tiếng Anh thì trong tiếng Việt, kiểu quá trình này được sử dụng để tái hiện sự tham gia của người mẹ trong cuộc chiến. Sau quá trình vật chất là quá trình tinh  thần và quá trình quan hệ. Hai kiểu quá trình này được sử dụng để khắc họa tâm trạng và cảm xúc của người mẹ trong các bài hát. Xét về hệ thống thức, thức tuyên bố chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cả hai ngôn ngữ. Điều đó chứng tỏ rằng tác giả của các ca khúc và nhân vật chính trong các ca khúc muốn kể câu chuyện của mình hoặc truyền tải thông điệp đến người đọc hoặc người nghe. Họ không có ý định hỏi hay yêu cầu khán giả điều gì. Đề cập tới kiểu tình thái, số lượng tình thái trong tiếng Anh cao hơn tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ nhân vật trong bài hát (người mẹ hoặc người lính) trong tiếng Anh thường thể hiện thái độ hoặc đánh giá của mình trong các lời trần thuật.

Liên quan tới hình ảnh người mẹ thời bình trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt, có khá nhiều điểm tương đồng được tìm ra. Người mẹ trong bài hát của cả hai ngôn ngữ đều được khắc họa là những người tận tâm và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người con. Chủ yếu ba kiểu quá trình được sử dụng để khắc họa hình ảnh người mẹ là quá trình vật chất, quá trình tinh thần và quá trình quan hệ. Nói về kiểu thức, thức tuyên bố xuất hiện chủ yếu trong các ca khúc của cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên một điểm khác nhau đáng chú ý là thức nghi vấn và thức cảm thán xuất hiện trong ca khúc tiếng Việt nhưng không xuất hiện trong ca khúc tiếng Anh. Mặc dù xuất hiện với số lượng nhỏ song hai kiểu thức này lại rất hiệu quả trong việc truyền tải nội dung bài hát mà nó xuất hiện. Xem xét tới tình thái, các kiểu tình thái trong tiếng Anh cao hơn tiếng Việt. Đây là một phương tiện hiệu quả để bày tỏ thái độ của người nói, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tâm trạng của người mẹ, người con trong các ca khúc.

  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

– Nghiên cứu là nguồn tham khảo hữu ích để nghiên cứu tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ chức năng hệ thống.

– Nghiên cứu hữu ích cho bất cứ ai quan tâm tới ngôn ngữ chức năng hệ thống và muốn tiếp cận với các nghiên cứu so sánh tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ chức năng hệ thống.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu chức năng còn lại của ngôn ngữ đó là chức năng ngôn bản. Ngoài ra nghiên cứu có thể thực hiện với nguồn dữ liệu là các bài hát ở các thể loại và chủ để khác để có cái nhìn toàn diện hơn về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ chức năng hệ thống.

  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1). Ta, T.T.H. (2015, November 30 – December 2), Mother in English and Vietnamese songs from systemic linguistics perspective [Conference presentation]. Inter-Academia Asia, Hotel Associa Shizuoka.

 (2). Ta, T.T.H.  (2016). So sánh hình ảnh người mẹ trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Tạp chí KHXH & NV, 2(2b), 268-276.

(3). Ta, T.T.H.  (2017). The representation of mother image in English and Vietnamese songs from systemic linguistics perspective. Proceedings of 2017 National  Graduate Research Symposium on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields,140-150 . Hanoi, 2017. Hanoi: Vietnam.

(4). Ta, T.T.H. (2018). An analysis of interpersonal meaning used in selected mother songs by Trinh Cong Son. Proceedings of 2018 International Graduate Research Symposium on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields, 268-276. Hanoi, 2018. Hanoi: Vietnam.

(5). Ta, T.T.H. (2021). “Nhat ki cua me” by Nguyen Van Chung and the English Translation by Ta Nguyen Tan Truong – a Systemic Functional Comparison. Proceedings of 2021 National Conference on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields, 152.  Hanoi, 2021. Hanoi: Vietnam.

(6), Ta, T.T.H. (2021). An Analysis of Songs about Mother by Nguyen Van Ty from Systemic Functional Linguistics Perspective. VNU Journal of Foreign Studies, 37(4), 39-54. DOI: https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4688

Hà Nội, Ngày 20 tháng 12 năm 2021

     Nghiên cứu sinh

 

Tạ Thị Thu Hằng

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: TA THI THU HANG
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 17 July 1990
  4. Place of birth: Phu Tho, Vietnam
  5. Admission Decision number: 2331/QĐ_ĐHNN issued by the President of VNU University of Languages and International Studies, dated 23 December 2016
  6. Changes in academic process: Revising the thesis title
  7. Official thesis titleThe Images of Mother in English and Vietnamese Song Lyrics – A Study Based on Systemic Functional Linguistics Approach
  8. Major: English linguistics.
  9. Code: 9220201
  10. Supervisors: Prof. Dr. Hoang Van Van
  11. Summary of the new findings of the thesis:

This dissertation has been the first one that figures the images of mother through experiential and interpersonal meanings in English and Vietnamese song lyrics.

The study has generalized the images of mother in English and Vietnamese war and peace mother song lyrics. Simultaneously, similarities and differences in employing experiential meaning realized through Transitivity resources and interpersonal meaning realized through Mood system to depict the images of mother in selected songs have been presented.

With regard to the images of mother in English and Vietnamese war mother songs, although mothers’ love for their children is great and unconditional, their images in English and Vietnamese war songs are different. The images of mother in English war songs are portrayed with three prominent features: (i) Mothers are the spiritual support for soldiers in the battle; (ii) Mothers always turn their hearts towards their children in the battle; (iii) Mothers raise their voice protesting against the war to protect their children. For Vietnamese war songs, three distinctive features can be found: (i) Mothers show enormous devotion to their children as soldiers and their country by direct engagement; (ii) Mothers always turn towards their children; and (iii) Mothers are the symbol of heroic sacrifice and the soldiers’ strong motivation. It can be seen that the images of mother in English and Vietnamese war song shares one common point in the way of expressing. It is the second feature in each language. To depict these listed images in both languages, the writers have deployed Transitivity system including process types, participants and circumstances as well as Mood system with Mood and Modality. In terms of Transitivity system, out of six process types, the majority of material processes are employed in both languages despite the fact that they show different representations. While material clauses are used to illustrate the soldiers’ activities in the war in English, Vietnamese material clauses depict the direct contribution of mothers. After material processes are mental and relational processes that are used to depict the feelings and emotions of mothers in the songs. In terms of Mood system, declarative clauses take up the largest proportion in both languages, which shows that the writers and the main characters in the songs would like to tell their stories or convey their message. They do not intend to ask or command the audience. Speaking of modality patterns, the number of modality expressions in English is higher than that of Vietnamese. It proves the characters (mothers/soldiers) in English songs express their attitudes in statements.

With relation to the images of mother in English and Vietnamese peace songs, there are lot of similarities found. The mothers in English and Vietnamese peace songs are featured as devoted people and an indispensable part in children’s life. Mostly, three process types are employed to show the images including material, mental and relational processes. Moving on to mood types, declarative clauses mainly appear in song lyrics in both languages. However, one noticeable difference is the presence of interrogative and exclamative clauses in Vietnamese songs. Despite accounting for a small number, two types of processes are effective in conveying the content of songs. Regarding modality, readers witness a higher number of modalities in English than in Vietnamese. It is a good means to show the attitude of the speaker and enable listeners/readers to better understand the inner thoughts of mothers/children.

  1. Practical applicability, if any:

– The research can be a fruitful reference resource to explore Vietnamese in the light of Systemic Functional Linguistics.

– The research can be helpful for anyone who is interested in Systemic Functional Linguistics and gets access to comparative studies between English and Vietnamese in the light of Systemic Functional Linguistics.

  1. Further research directions, if any:

– Further research into another aspect of metafunctions names textual meaning and songs with different topics or different genres can be implemented to achieve a comprehensive view of languages used in English and Vietnamese.

  1. Thesis-related publications:

(1). Ta, T.T.H. (2015, November 30 – December 2), Mother in English and Vietnamese songs from systemic linguistics perspective [Conference presentation]. Inter-Academia Asia, Hotel Associa Shizuoka.

 (2). Ta, T.T.H.  (2016). So sánh hình ảnh người mẹ trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Tạp chí KHXH & NV, 2(2b), 268-276.

(3). Ta, T.T.H.  (2017). The representation of mother image in English and Vietnamese songs from a systemic linguistics perspective. Proceedings of 2017 National  Graduate Research Symposium on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields,140-150. Hanoi, 2017. Hanoi: Vietnam.

(4). Ta, T.T.H. (2018). An analysis of interpersonal meaning used in selected mother songs by Trinh Cong Son. Proceedings of 2018 International Graduate Research Symposium on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields, 268-276. Hanoi, 2018. Hanoi: Vietnam.

(5). Ta, T.T.H. (2021). “Nhat ki cua me” by Nguyen Van Chung and the English Translation by Ta Nguyen Tan Truong – a Systemic Functional Comparison. Proceedings of 2021 National Conference on Linguistics, Foreign Language Education Interdisciplinary Fields, 152.  Hanoi, 2021. Hanoi: Vietnam.

(6), Ta, T.T.H. (2021). An Analysis of Songs about Mother by Nguyen Van Ty from Systemic Functional Linguistics Perspective. VNU Journal of Foreign Studies, 37(4), 39-54. DOI: https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4688

 Date: 20/12/2021

     Signature

 

Ta Thi Thu Hang

Kính mời thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên và những ai quan tâm đến dự!

Trân trọng!