Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Tuấn khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN tổ chức họp Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Tuấn khóa QH2018 đợt 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, cụ thể:
Tên đề tài: Conceptual metaphor “POLITICS IS WAR” in the American political news discourse (Ẩn dụ ý niệm “Chính trị là chiến tranh” trong diễn ngôn chính trị Mỹ)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
Mã số: 9220201.01
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Tuấn
Khóa: QH2018.2
Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Hòa (Hướng dẫn chính); TS. Huỳnh Anh Tuấn (Hướng dẫn phụ)
Thời gian: 14h00, ngày 18 tháng 11 năm 2024
Địa điểm: Hội đồng Tầng 2 – Tòa nhà ULIS Sunwah, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)
Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Tuấn
- Giới tính: Nam
- Ngày sinh: 15/07/1986
- Nơi sinh: Hải Dương
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2435/QĐ-ĐHNN ngày 6 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
– Chỉnh sửa tên luận án tiến sĩ: Quyết định số. 1062/QĐ-ĐHNN ngày 20 tháng 5 năm 2022; và
– Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 11 năm 2024: Quyết định số. 2603/QĐ-ĐHNN ngày 16 tháng 11 năm 2022.
- Tên đề tài luận án: Ẩn dụ ý niệm “Chính trị là chiến tranh” trong diễn ngôn chính trị Mỹ
- Chuyên ngành: Ngôn ngữ tiếng Anh
- Mã số: 9220201.01
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Hòa; TS. Huỳnh Anh Tuấn
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
– Nghiên cứu đã tìm ra 438 ẩn dụ riêng biệt, được phân loại thành 24 ẩn dụ trung gian và 8 ẩn dụ tổng quát. Trong số đó, bốn ẩn dụ phổ biến nhất là: “THÀNH CÔNG CHÍNH TRỊ LÀ THÀNH CÔNG VÀ THÀNH TỰU QUÂN SỰ,” “THAM GIA CHÍNH TRỊ LÀ SỰ ĐỐI ĐẦU THỂ CHẤT,” “VẬN ĐỘNG TRANH CỬ LÀ CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ,” và “NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ LÀ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI.” Bốn ẩn dụ này chiếm phần lớn trong số các ẩn dụ được tìm thấy, cho thấy cách các hệ tư tưởng chính trị của Hoa Kỳ được hình thành bởi các ẩn dụ liên quan đến chiến tranh.
– Nghiên cứu cho thấy ẩn dụ “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” được cấu trúc qua nhiều tầng nhận thức. Các lược đồ hình ảnh như LỰC, DI CHUYỂN, và CÂN BẰNG đóng vai trò nền tảng, ánh xạ chính trị như một cuộc xung đột. Các miền nhận thức đóng vai trò tổ chức, phân loại các ẩn dụ về hoạt dộng về chính trị dựa trên nét tương đồng với xung đột vật lý. Khung ý niệm sau đó mở rộng, nhấn mạnh tính cạnh tranh và chiến lược của các hoạt động liên quan tới chính trị. Trong khi không gian tinh thần làm rõ tính linh hoạt, sự phát triển của các ẩn dụ dựa trên ngữ cảnh. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy cách hệ tư tưởng, bối cảnh lịch sử và mối quan hệ quyền thế định hình việc sử dụng ẩn dụ chiến tranh, ánh xạ chính trị thông qua lăng kính của hoạt động quân sự.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
– Nghiên cứu này mở rộng Lý thuyết Ẩn dụ Ý niệm (CMT) của Lakoff và Johnson thông qua việc áp dụng phân tích Phân tích ẩn dụ đa tầng (MLV).
– Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các nghiên cứu tương lai về ngôn ngữ học chính trị và phân tích ẩn dụ bằng cách đề xuất một phương pháp đa tầng toàn diện kết hợp ngôn ngữ học tri nhận, MLV và Phân tích Ẩn dụ Phê phán (CMA).
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
– Mở rộng phạm vi nghiên cứu và thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ nhiều nguồn phương tiện truyền thông và khoảng thời gian khác nhau để có được bức tranh toàn diện hơn về việc sử dụng ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị.
– Phân tích thêm các miền ẩn dụ khác: Ngoài “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH,” cần tìm hiểu thêm về ác ẩn dụ khác như “CHÍNH TRỊ LÀ KINH DOANH” hoặc “CHÍNH TRỊ LÀ SÂN KHẤU,” nhằm có được sự hiểu biết toàn diện hơn về cách sử dụng ẩn dụ trong chính trị.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Mạnh Tuấn (2020). Áp dụng khung phân tích ẩn dụ đa tầng vào phân tích ẩn dụ ý niệm về Covid-19 Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 và Diễn đàn lần thứ 10 về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Á dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, tr. 553-566. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Nxb ĐHQGHN.
Nguyễn Mạnh Tuấn (2021). Áp dụng đường hướng phân tích Từ trên xuống và từ dưới lên để giải quyết vấn đề về phương pháp trong phân tích ẩn dụ ý niệm. Hội thảo khoa học quốc tế năm 2021 dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, 842-852. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Nxb ĐHQGHN.
Ngày 16 tháng 10 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Mạnh Tuấn
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyen Manh Tuan
- Sex: Male
- Date of birth: 15/07/1986
- Place of birth: Hai Duong
- Admission Decision number: 2435/QĐ-ĐHNN dated 06/12/2018 by the Rector of University of Languages and International Studies
- Changes in academic process:
– Decision No. 1062/QĐ-ĐHNN issued by the Rector of University of Languages and International Studies dated 20/05/2022 on change in the name of doctoral thesis; and
– Decision No. 2603/QĐ-ĐHNN issued by the Rector of University of Languages and International Studies dated 16/11/2022 on extension of doctoral study (from June-2022 to June-2024).
- Official thesis title: Conceptual metaphor “POLITICS IS WAR” in the American political news discourse
- Major: English language teaching methodology
- Code: 9220201.01
- Supervisors: 1. Prof. Dr. Nguyen Hoa
- Dr. Huynh Anh Tuan
- Summary of the new findings of the thesis:
– This research makes significant contributions to metaphor analysis, particularly in political discourse, by applying a comprehensive multi-level framework. The analysis of 61 lemmas from 100 New York Times articles identified 438 distinct metaphors, which were classified into 24 intermediate and 8 generic metaphors. Among these, the four most common were: “POLITICAL SUCCESS IS A MILITARY SUCCESS AND ACHIEVEMENT,” “POLITICAL ENGAGEMENT IS A PHYSICAL CONFRONTATION,” “ELECTORAL CAMPAIGNING IS MILITARY OPERATION,” and “POLITICAL SUPPORTERS IS MILITARY UNIT.” Together, these four accounted for the majority of the metaphors, highlighting how U.S. political ideologies are shaped by war-related metaphors.
– The research indicated that the metaphor “POLITICS IS WAR” is structured through multiple cognitive layers. Image schemas such as FORCE, LOCOMOTION, and BALANCE play a foundational role, framing politics as aggressive and conflict-driven. These schemas are further organized into domains that categorize political activities using the logic of physical conflict. Frames then elaborate on this structure, emphasizing competition and strategic maneuvering, while mental spaces integrate these elements into dynamic, context-dependent interpretations, ultimately portraying political actions as akin to military strategies and operations. Also, this research shows how ideologies, historical contexts, and power dynamics shape the use of war metaphors, extending them to social justice movements, party conflicts, and political campaigns, where politics is portrayed as a zero-sum, militaristic struggle.
- Practical applicability, if any:
– This research makes significant theoretical contributions by extending Lakoff and Johnson’s Conceptual Metaphor Theory (CMT) through the application of Multi-Level View (MLV) analysis.
– The research provides valuable insights for future studies in political linguistics and metaphor analysis by advocating for a comprehensive multi-level approach that combines cognitive linguistics, MLV, and Critical Metaphor Analysis (CMA).
- Further research directions, if any:
– Expand media and temporal scope: Include a wider range of media outlets and time periods to capture a more comprehensive picture of metaphor usage in political discourse.
– Investigate additional metaphorical domains: Analyze metaphors beyond “POLITICS IS WAR,” such as “POLITICS IS BUSINESS” or “POLITICS IS THEATER,” to gain a more holistic understanding of political metaphor usage.
- Thesis-related publications:
Nguyễn Mạnh Tuấn (2020). Multi-level view of conceptual metaphors’ framework: an application to metaphors for covid 19. 2020 International Graduate Research Symposium & 10th East Asia Chinese Teaching Forum, 553-566. University of Languages and International Studies, VNU: Vietnam National University Press, Hanoi.
Nguyễn Mạnh Tuấn (2021). Applying Top-down and Bottom-up Approaches to solve the methodological problems of Conceptual Metaphor Analysis. 2021 International Graduate Research Symposium, 360-366. University of Languages and International Studies, VNU: Vietnam National University Press, Hanoi.
Date: 16/10/2024
Signature:
Nguyen Manh Tuan